Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

ĐỀ THI HSG QUỐC GIA 2011

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2011
Môn: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất: 11/01/2011
(Đề thi có 02 trang, gồm 14 câu)
Câu 1. (1,0 điểm)
a) Hãy mô tả tiến trình thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để chứng minh các phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển hay không.
b) Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại prôtêin nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích.
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.
b) Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
Câu 3. (1,0 điểm)
a) Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi cần?
b) Thế nào là chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim? Nếu chỉ có các chất ức chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzim thì làm thế nào để có thể phân biệt hai loại chất ức chế này?
Câu 4. (1,0 điểm)
Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích.
Câu 5. (2,0 điểm)
a) Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và vai trò của lớp vỏ này đối với virut. Các loại virut có thể gây bệnh cho người bằng những cách nào?
b) Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không? Giải thích.
Câu 6. (2,0 điểm)
a) Giải thích vì sao người ta có thể chọn ba phương pháp: Xác định điểm bù CO2, giải phẫu lá và nhu cầu nước để phân biệt cây C3 với cây C4. Trình bày ba phương pháp trên.
b) Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra? Giải thích. Nếu khí hậu trong một vùng địa lí tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật (C3 , C4 và CAM) ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào?
2
Câu 7. (1,0 điểm)
a) Nêu các biện pháp kĩ thuật xử lí đất để giúp cây tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ đất. Một số loài cây trước khi gieo hạt, người ta cho hạt cây nhiễm loại bào tử nấm cộng sinh với rễ cây. Việc làm này đem lại lợi ích gì cho cây trồng? Giải thích.
b) Khi bón các dạng phân đạm khác nhau như NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 có làm thay đổi đặc điểm của đất trồng không? Giải thích.
Câu 8. (2,0 điểm)
a) Nêu vai trò của axit abxixic và êtilen đối với sự sinh trưởng của thực vật.
b) Nêu các yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc.Vì sao thực vật CAM có thể đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm?
Câu 9. (1,0 điểm)
Các cây của loài Xanthium strunarium chỉ ra hoa khi được chiếu sáng tối đa là 16 giờ/ngày. Trong một thí nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 16 giờ và để trong tối 8 giờ. Tuy nhiên, mỗi đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phút. Hãy cho biết các cây được trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải thích.
Câu 10. (1,0 điểm)
Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmôn tuyến yên trong máu biến động như thế nào? Chu kì kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích.
Câu 11. (2,0 điểm)
a) Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại, thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường?
b) Nêu sự khác biệt về cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở sa mạc với cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở nước. Giải thích.
Câu 12. (1,0 điểm)
Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua.
Câu 13. (2,0 điểm)
a) Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
b) Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn.
Câu 14. (1,0 điểm)
Loài chim cánh cụt có kiểu phân bố các cá thể một cách tương đối đồng đều trong vùng phân bố. Hãy cho biết loài này có tập tính gì và tập tính đó đem lại lợi ích gì cho loài?
----------------------------HẾT---------------------------
• Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
• Giám thị không giải thích gì thêm.

ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT


Tiết 46- Bài 44:
ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT

I. MỤC TIÊU:
  1. Kiến thức:
- Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.
- Phân tích được lợi ích của những mối quan hệ gữa các sinh vật.
  2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để tiếp thu kiến thức từ các phương tiện trực quan.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc với SGK.
- Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
  3. Thái độ:
     Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật.
II.  ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
         1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK.
- Một số hình: Ruộng lúa, rừng cây, đàn chim, bò ăn cỏ, hổ ăn thịt thỏ, giun sán sống trong ruột người, rận bét sống trên da trâu bò, dây tơ hồng sống trên cây, tầm gửi sống trên cây…    
- Các đoạn phim về mối quan hệ khác loài và cùng loài của sinh vật: Hổ ăn thịt khỉ, cây bắt mồi...
2. Học sinh: Sưu tầm về các mối quan hệ giữa sinh vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
    1. Ổn định tổ chức
    2. KTBC:
    HS quan sát một đoạn phim về‘‘ Rừng mưa nhiệt đới  trả lời các câu hỏi sau:
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến đới sống các vật qua đoạn phim trên?
- Các sinh vật sống gần nhau có những mối quan hệ gì?
        3. Bài mới:
          GTB: Không chỉ có  nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật,những
sinh vật sống gần nhau, chúng cũng chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thể hiện   như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.        
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

- GV: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật khác ở xung quanh.
HĐ1: QUAN HỆ CÙNG LOÀI
·        Mục tiêu:
- HS chỉ ra được những mối quan hệ giữa các  sinh vật cùng loài.
- Nêu được ý nghĩa của mối quan hệ đó.
·        Cách tiến hành:
- GV: Cho HS quan sát 1 số hình ảnh sinh vật  thể hiện mối quan hệ cùng loài.
- GV: Đây là những nhóm cá thể
? Em hiểu như thế nào là nhóm cá thể.
- HS: Các SV cùng loài, sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
? Cho ví dụ một vài nhóm cá thể mà em biết.
- GV: Các sinh vật trong nhóm cá thể thường có những mối quan hệ nào → HS: Quan sát hình sau
(a)   Rừng Thông

(b)  cây Bạch Đàn
????        Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

 (c ▪  - Trong tự nhiên động vật sống thành bầy, đàn có  c   có lợi gì?
? Sinh vật cùng loài sống gần nhau sẽ có mối quan hệ gì?
? Ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ?
? Cho ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài
- GV: Mở rộng thêm về hiện tượng”Rễ liền rễ ở thực vật”
- GV đặt tình huống như sau: Nếu như chúng ta nuôi lợn đàn nhưng cung cấp thức ăn thiếu, diện tích chăn nuôi chật chội, số lượng cá thể  quá đông…Quan hệ hỗ trợ có xãy ra hay không?
? Quan hệ hỗ trợ xảy ra trong điều kiện nào?
? Hãy cho biết quan hệ mới sẽ xuất hiện là gì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh giữa các sinh vật cùng loài?
- GV: Khi cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. Điều đó có ý nghĩa gì?
? Cho ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh?
* Liên hệ thực tế: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể vật nuôi, cây trồng?
- Gv: Nói thêm về hiện tượng tự tỉa ở TV.
- HS:  Làm bài tập SGK trang 131(Đáp án  đúng: câu thứ 3)
HĐ2: QUAN HỆ KHÁC LOÀI                                      
·        Mục tiêu:
- HS nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài và chỉ rõ ý nghĩa của cá mối quan hệ đó.
·        Cách tiến hành:
 GV: Chiếu 1 số hình ảnh và phim minh họa về các mối quan hệ khác loài.
Quan hệ giữa kiến và rệp

GV:  Kiến đen tha rệp từ nơi này sang
 nơi khác , từ cây này sang cây khác mỗi khi những bộ phận rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại , trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến
Phong lan bám vào thân cây gỗ

Dây tơ hồng sống trên tán cây

-  GV:  Chiếu  một số đoạn phim      
- Sự tranh giành thức ăn giữa Báo và Linh Cẩu.
- Hổ ăn thịt khỉ.
- Thực vật bắt mồi
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành bảng sau: ( thời gian 5 phút)
   +Sắp xếp các mối quan hệ giữa hai loài trong các ví dụ sau :
 Ghi chú: Dấu (+): Có lợi, (-): Bị hại, (0): Không bị hại.
   + Nêu đặc điểm và gọi tên từng mối quan hệ?
   +  Nêu rõ sự khác nhau về  2 mối quan hệ trên?


Quan hệ
Đặc điểm
Sắp xếp các mối quan hệ
Ví dụ



Kiến
Rệp
1. Kiến  tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác


P lan
Cây gỗ
2. Phong lan bám vào thân cây gỗ



Dây tơ hồng
Tán cây
3. Dây tơ hồng sống trên các tán cây


Hổ
Khỉ
4. Hổ  ăn thịt khỉ


Báo
Linh cẩu
5. Báo và linh cẩu tranh giành nhau thức ăn







- GV: chiếu đáp án chuẩn, gọi các nhóm chấm chéo kết quả.
- GV: nhận xét chung.
? Sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào.
- GV: Gọi HS lên bảng viết tóm tắt mối quan hệ của sinh vật khác loài theo dạng sơ đồ.
- GV: Cho HS quan sát hình 44.2, 44.3 SGK và một số hình ảnh minh họa cho cá ví dụ
- GV: Cho HS trả lời các ví dụ thông qua trò chơi tiếp sức (5 phút)
- GV: Hướng dẫn luật chơi như sau:
Mỗi đội cử 5 bạn, xếp theo thứ tự từ 1→5. Mỗi bạn có nhiệm vụ tìm mối quan hệ trong 2 ví dụ bất kì, sau đó ghi vào cột quan hệ. Bạn thứ nhất hoàn thành xong chạy nhanh về đưa phấn cho bạn thứ 2 trong đội và cứ như thế cho đến bạn thứ 5. Đội nào hoàn thành đúng, nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

Cho các ví dụ sau: Quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch?
STT
Ví dụ
Hình thức quan hệ
1
- Ở Địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

2
- Trên một cánh đồng lúa khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm

3
- Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu , nai bị khống chế bởi số lượng hổ

4
- Rận và bét sống trên da trêu bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu bò

5
- Địa y sống bám trên cành cây

6
- Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa

7
- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng

8
- Giun đũa sống trong ruột người

9
- Vi khuẩn sống trong nốt sừng ở rễ cây họ đậu

10
- Cây nắp ấm bắt côn trùng.

- GV: Chiếu bảng chuẩn kiến thức
- Yêu cầu cả lớp chấm điểm cho 2 đội. Một ví dụ đúng cho 1 điểm. (10 ví dụ đúng cho 10 điểm)
?  Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?
? Em hiểu thế nào là nhân tố sinh vật?
* Liên hệ thực tế:
? Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, con người đã lợi dụng mối quan hệ khác loài để làm gì?
? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
 * GDMT: Hiện nay do tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi đã  gây ô nhiễm môi trường và làm chế nhiều loài thiên địch có lợi.
? Cần phải làm gì để bảo vệ  môi trường và những loài thiên địch có lợi?






I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI:









      Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.

       Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi: thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng cao….→ một số cá thể phải sống tách ra khỏi nhóm.
        





















































II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI:




























































































* Nhân tố sinh vật:  mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.









































4. Củng cố:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Đối với thực vật mọc thành nhóm với mật độ thích hợp có tác dụng gì?
A.         Giảm bớt sức thổi của gió bão, cây không bị đổ.
B.          Tăng khả năng chống chịu của cây đối với sâu bệnh.
C.         Tăng khả năng lấy nước của cây.
D.         Tăng cường độ quang hợp của cây.
Câu 2: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:
A.   Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
B.    Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
   C. Cáo đuổi bắt gà để ăn thịt
   D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.
Câu 3: HS quan sát đoạn phim về “Ốc mượn hồn”
          ? Đoạn phim trên thể hiện mối quan hệ nào của sinh vật
Câu 4:  Chọn những từ sau đây để điền vào các chỗ trống trong câu cho phù hợp: Cạnh tranh , hỗ trợ nhau, bị hại, có lợi, được lợi, đối địch.
-  Các sinh vật cùng loài……….. trong nhóm cá thể. Khi gặp điều kiện bất lợi, các cá thể cùng loài ……….. nhau dẫn đến một số cá  thể phải tách ra khỏi nhóm.
-  Các sinh vật khác loài hỗ trợ hoặc ……….. với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ ……….. (hoặc không có hại cho sinh vật). Quan hệ đối địch, một bên sinh vật .................... còn bên kia ……….. hoặc cả hai bên cùng bị hại.
Câu 3: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng?
5. Hướng dẫn về nhà:
   -  Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 134.
   -  Xem trước bài thực hành.
   -  Chuẩn bị 10 lá cây ở các môi trường khác nhau.


CHUẨN KIẾN THỨC SINH HỌC


MÔN SINH HỌC
A – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

I- MỤC TIÊU
Môn sinh học ở Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- Có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức sống, từ cấp tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể như quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.
- Có một số hiểu biết về các quy luật sinh học và các quá trình sinh học cơ bản ở cấp tế bào và cơ thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng và vận động, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, di truyền, biến dị.
-  Hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên Trái Đất, từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật đơn giản đến sinh vật phức tạp, cho đến cơn người.
- Hiểu biết được những ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đặc biệt là thành tựu của công nghệ sinh học nói chung và công nghệ gen nói riêng.
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng thực hành:
Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập và xử lý mẫu vật, biết bố trí và thực hiện một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng quá trình sinh học.
- Kĩ năng tư duy:
Phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm – quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá … đặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống).
- Kĩ năng học tập:
Phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: Biết thu thập và xử lý thông tin; lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị; làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm các báo cáo nhỏ; trình bày trước tổ, lớp ..
- Hình thành kĩ năng rèn luyện sức khoẻ:
Biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật, thể dục, thể thảo ... nhằm nâng cao năng suất học tập và lao động.
3. Về thái độ:
- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.
- Có ý  thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn với các vấn đề dân số, sức khoả sinh sản, phòng chống ma tuý và HIV/AIDS...
II - NỘI DUNG
1. Kế hoạch dạy học:
Lớp
Số tiết/ tuần
Số tuần
tổng số tiết/ năm
10
1
35
35
11
1,5
35
52,5
12
1,5
35
52,5
Cộng (Toàn cấp)

105
140
2. Nội dung dạy học từng lớp:
Nội dung dạy học cụ thể ở từng lớp được đề cập ở mục III (Chuẩn kiến thức, kĩ năng). ở đây, nội dung dạy học từng lớp được trình bày cô đọng để có cách nhìn khái quát toàn cấp.
LỚP 10
a) Giới thiệu chung về thế giới sống:
- Các cấp tổ chức sống: Tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
- Giới thiệu 5 giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật, Nấm, Động vật.
b) Sinh học tế bào.
- Thành phần hoá học của  tế bào: Thành phần, vai trò của các chất vô cơ và các chất hữu cơ trong tế bào.
- Cấu trúc của tế bào: Cấu trúc tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, cấu trúc và chức năng cuả các bộ phận, các bào quan trong tế bào. Vận chuyển các chất qua mang sinh chất. Thực hành: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
- Chất hoá học vật chất và năng lượng ở tế bào: Chuyển hoá năng lượng; vai t rò enzim trong chuyển hoá vật chất; hô hấp tế bào, quảng tổng hợp. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim.
- Phần bào: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào ở sinh vật nhân thực. Thực hành: Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản
c) Sinh học vi sinh vật.
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật: Các kiểu chuyển hoá vật chất, các quá trình tổng hợp và phân giải. Thực hành: ứng dụng lên men.
- Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật: ảnh hưởng của các yếu tố hoá học và vật lí lên sinh trưởng của vi sinh vật.
- Virut: Sự nhân lên, tác động có hại và có lợi của virut. Khái niệm truyền nhiễm và miễn dịch.
LỚP 11
Sinh học cơ thể thực vật và động vật
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng:
+ Thực vật : trao đổi nước , ion khoáng và nitơ; các quá trình quang hợp , hô hấp pử thực vật. Thực hành : thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của một số chất khoáng . Thí nghiệm về quang hợp và hô hấp .
+ Động vật : Tiêu hoá, hấp thụ , hô hấp, máu , dịch mô bạch huyết và sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm đông vật khác nhau; các cơ chế đảm bảo nội cân bằng. Thực hành: Quan sát sự vận chuyển máu trong hệ mạch.
- Cảm ứng:
+ Thực vật: Vận động hướng động và cử động trương nước. Thực hành: Làm được một số thí nghiệm về hướng động.
+ Động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau: Hưng phấn và dẫn truyền trong tổ chức thần kinh; tập  tính. Thực hành: xây dựng tập tính cho vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.
- Sinh trưởng và phát triển:
+ Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; các nhóm chất điều hoà sinh trưởng ở thực vật; hooc môn ra hoa và florigen, quang chu kì và phitôcrôm.
+ Động vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Vai trò của hooc môn và những nhân tố ảnh hưởng đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể.
- Sinh sản:
+ Thực vật: Sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật ; giâm, chiết, ghép; sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt quả , sự chín hạt , quả . Thực hành : sinh sửn ở  thực vật.
+ Động vật : Sự tiến hoá trong các hình thức sinh sản ở động vật : sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính , thụ tinh ngoài và thụ tinh trong , đẻ trứng , đẻ con ; điều khiển sinh sản ở động vật và người ; chủ động tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
LỚP 12
a) Di truyền học :
- Cơ chế hiện tượng di truyền và biến dị : Tự nhiên đôi của AND, khái niệm gen và mã di truyền . Sinh tổng hợp prôtêin( cơ chế phiên mã và cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân sơ) . Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. Đột biến gen . Nhiễm sắc thể. Đột biến nhiễm sắc thể ( đột biến cấu trúc và số lượng ). Thực hành : làm tiêu bản tạm thời và quan sát tiêu bản về đột biến số lượng nhiễm sắc thể .
- Tính quy luật của hiện tượng di truyền : Các quy luật Menđen . Tác đọng cộng gộp cảu các gen không alen . Tác động đa hiệu của gen . Di truyền liên kết hoàn toàn và không hàon toàn . Di truuyền liên kết với giới tính . Di truyền ngoài nhiễm sắc thể . Ảnh hưởng của môi trường ngoài đến sự biểu hiện của gen.
- Di truyền học quần thể: Cấu trúc di truyền kcủa quần thể. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối.
- ứng dụng Di truyền học: Các nguyên tắc chọn giống. Chọn lọc cá tính trạng số lượng. Công nghệ tế bào. Công nghệ gen.
- Di truyền học người: Phương pháp nghiên cứu di truyền người. Di truyền y học. Bao rvệ di truyền người và các vấn đề xã hội.
b) Tiến hoá:
- Bằng chứng tiến hoá: Giải phẩu so sánh, phôi sinh học so sánh, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh học phân tử.
- Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá: Các thuyết tiến hoá. Các nhân tố tiến hoá cơ bản (quá trình đột biết, quá trình giao phối, di nhập gen, quá trình chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền, các cơ chế cách li). Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi. Loài sinh học và quá trình hình thành loài. Chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trấi Đất: Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất. Sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, Sự phát sinh loài người. Xem phim về sự phát triển sinh vật hay qua trình phát sinh loài người.
c) Sinh thái học:
- Cá thể và môi trường: Môi trường và cás nhân tố sinh thái. Mối quan hệ giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái.
- Quần thể: Khái niệm và các đặc trưng của quần thể. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong nội bộ quần thể. Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể. Sự biến động số lượng và cơ chế diều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Quần xã: Khái niệm và các đặc trưng của quần xã. Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Mối quan hệ dinh dương. Diễn thế sinh thái.
- Hệ sinh thái – sinh quyển và bảo vệ môi trường: Hệ sinh thái. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái. Sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái. Sinh thái học và việc quản lí tài sản nguyên thiên nhiên.
d) Tổng kết chương trình sinh thái:

III - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
LỚP 10

CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1. Giới thiệu chung về thế giới sống



2. Sinh học tế bào
a) Thành phần hoá học của tế bào.




b) Cấu trúc của tế bào
Kiến thức
- Nêu được các cấp tổ chức của thế giới  sống từ thấp đến cao
- Nêu được  5 giới sinh vật, đặc điểm từng giới.
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới động vật.
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học
Kiến thức
- Nêu được các thành phần hoá học của tế bào
- Kể được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào. Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống, phân biệt được nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic và kể được các vai trò sinh học của chúng trong tế bào.
Kiến thức
- Mô tả được các thành phần chủ yếu của một tế bào. Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn. Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất ...), tế bào chất, màng sinh chất.
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
Kĩ năng
Làm được thí nghiệm co, phản co nguyên sinh








- Chú ý phân biệt nhóm bào quan theo chức năng hoặc theo cấu trúc.
c) Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào









d) Phân bào

Kiến thức
- Trình bày được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (năng  lượng, thế năng, động năng, chuyển hoá năng lượng, hố hấp, quang hợp).
- Nêu được quá  trình chuyển hoá năng lượng. Mô tả được cấu trúc và chức năng của âTP. Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hoà hoạt động trao đổi chất.
- Phân biệt được từng giai đoạn chính của các quá trình quang hợp và hô hấp.
Kĩ năng
Làm được một số thí nghiệm về enzim.
Kiến thức
- Mô tả được chu trình tế bào.
- Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân, giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân.
Kĩ năng
- Quan sát tiêu bản phân bào
- Biết lập bảng so sánh giữa nguyên phân và giảm phân.


3. Sinh học vi sinh vật
a) Khái niệm vi sinh vật

Kiến thức
Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật


b)Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật








c) Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật








d) Virut và bệnh truyền nhiễm

Kiến thức
- Trình bày được các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.
- Nêu được hô hấp hiếu khi, hô hấp kị khí và lên men.
- Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở vi sinh vật ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất.
Kĩ năng
Có kĩ năng làm một số sản phẩm lên men (sữa chua, muối chua rau quả và lên men rượu).
Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật, giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật.
- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật ứng dụng của chúng.
Kĩ năng
Nhuộn đơn, quan sát một số loại vi sinh vật và quan sát một số tiêu bản bào tử của vi sinh vật.
Kiến thức
- Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut, nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ.


- Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh. Một số ứng dụng của virut.
- Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, intefêron, các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.
Kĩ năng
Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người, động vật và thực vật ở địa phương.

LỚP 11
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật

a) Trao đổi nước ở thực vật.
Kiến thức
- Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Trình bày được vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước.
- Trình bày được cơ chế trao dổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật.







b)Trao đổi chất khoáng và nitơ ở thực vật
- Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng.
- Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Kĩ năng
Biết được cách xác định cường độ thoát hơi nước.
Kiến thức
- Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật.
- Phân biệt được các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng.
- Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật.
- Nêu được 3 con đường hấp thụ nguyên tố khoáng: Qua không bào, qua tế bào chất, qua thành tế bào và gian bào.
- Trình bày được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường.
- Trình bày vai trò của nitơ, sự đồng hoá nitơ khoáng và nitơ tự do (N2) trong khí quyển.
- Giải thích được sự bón phân hợp lý tạo năng suất cao của cây trồng.
Kĩ năng
Biết bố trí một thí nghiệm về phân bón













- Con đường hấp thụ khoáng cũng giống như con đường hấp thụ nước.
- ở rễ cây có nốt sần với vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nitơ tự do.

c)Quá trình quang hợp

















d)Quá trình hô hấp ở thực vật.

Kiến thức
- Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp
- Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp mang hệ sắc tố quang hợp.
- Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật C3 (thực vật ôn đới) bào gồm pha sáng và pha tối.
- Trình bày được đặc điểm của thực vật C4: Sống ở khí hậu nhiệt đới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất cao.
- Nêu được thực vật CAM mang đặc điểm của cây ở vùng sa mạc, có năng suất thấp.
- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường.
- Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Phân biệt đựơc năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
- Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao.
Kĩ năng
Thí nghiệm phân tích các sắc tố chính.
Kiến thức:
- Trình bày được ý nghĩa của hô hấp: Giải phóng năng lượng và tạo các sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp.




- Trình bày được ti thể (chứa các loại enzim) là cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật.
- Trình bày được hô hấp hiếu khí và sự len men.
+ Trường hợp không có ôxi tạo các sản phẩm lên men.
+ Trường hợp có ôxi xảy ra đường phân và chu trình Crep (chu trình Crep và chuổi chuyền điện tử). Sản sinh nhiều ATP.
- Trình bày được mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp.
- Nhận biết được hô hấp ánh sáng diễn ra ngoài ánh sáng.
- Quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm...
Kĩ năng
Thực hành phân biệt được hiện tượng hô hấp ở thực vật.









- Liên hệ với bảo quản nông sản sau thu hoạch.

2. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật


a) Tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau
b) Hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau.

Kiến thức
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào.
- Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá và hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.


c)Vận chuyển các chất trong cơ thể(sự tuần hoàn máu và dịch mô)
d)Các cơ chế đảm bảo sự cân bằng nội môi


- Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.


- Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH).
- Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng (thông qua mối liên hệ ngược)
Kĩ năng
Thực hành các nội dung của chương (chẳng hạn tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn,...)











2. Cảm ứng ở thực vật

Kiến thức
- Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ)
- Nêu được các kiểu hướng động
- Nêu được cảm ứng là sự động sinh trưởng hoặc không sinh trưởng do sự biến đổi của điều kiện môi trường.
- Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng dụng không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.




Kĩ năng
Làm được một số thí nghiệm về hướng động (ánh sáng, nước,..)



4. Cảm ứng ở động vật
a) Cảm ứng ở các nhóm động vật


b) Điện tĩnh (diện thế nghỉ) và diện động (diện thế hoạt động)
c)Dẫn truyền xung thần kinh trong tổ chức thần kinh
d) Tập tính ở động vật và thói quen ở người.

Kiến thức
- Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.
- Trình bày được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau (làm rõ các mức độ tiến hoá)
- Nêu được khái niệm điện sinh học, phân biệt được khái niệm điện tĩnh và điện động.


- Mô tả được sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục (có bao miêlin và không có bao miêlin) và chuyển xung thần kinh qua xinap.
- Nêu được khái niệm tập tính của động vật.
- Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn, bắn mồi, tự vệ, sinh sản...)
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (học được trong đời sống cá thể).
- Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sông
- Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật.




Kĩ năng
Thí nghiệm: Xây dựng tập tính cho một số vật nuôi (tự chọn) trong gia đình hoặc thành tập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi


5. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật




Kiến thức
- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối liên quan giữa chúng.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
- Trình bày được các chất điều hoà sinh trưởn (phitôhoocmôn) có vai trò điều tiết sự sinh trưởng, phát triển. Chất điều hoà sinh trưởng có nhiều ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín.
- Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày và đêm.
- Biết được phitôcrom là sắc tố tiếp nhận kích thích chu kì quang có tác động đến sự ra hoa.
Kĩ năng
Ứng dụng kiến thức về chu kì quang vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo mùa vụ)







- Nồng độ cao của các chất thuộc nhóm auxin sẽ gây hại cho cây, cho người và động vật (chiến tranh hoá học do Mĩ gây ra ở miền Nam Việt Nam)


6. Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
a) Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
b) Vai trò của hoocmôn đối

Kiến thức

- Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật.
- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Trình bày được ảnh hưởng của hooc môn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và không có xương sống.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển.
- Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loại nội tiết phổ biến
- Nêu được các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Kĩ năng
Tìm hiểu và giải thích được một số hiện tượng sinh lí không bình thường ở người.


     7. Sinh trưởng ở thực vật



Kiến thức
- Nêu được sinh sản vô tính là sự sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và giao từ cái (không có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống bốn mẹ





-Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính
- Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
Kĩ năng
Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cành ở vườn trường hay ở gia đình.

8. Sinh sản ở động vật
a) Sinh sản vô tính




b) Sinh sản hữu tính





c) Điều hoà sinh sản
d) Điều khiển sinh sản
Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật.
- Nêu được cách hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính (nuôi mô sống, cấy mô tách rời vào cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật).
- Nêu đựơc khái niệm về sinh sản hữu tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con)
- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật (thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con).
- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh sản
- Nêu rõ những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và ở người.

- Phân biệt được sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể.


- Hiểu được các khái niệm về sinh sản hữu tính. Sự tiến hoá trong của các hình thức sinh sản ở động vật.



- Nêu các ví dụ trong thực tế về việc điều khiển số con, điều khiển giới tính của đàn con ở động vật


-Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật
- Phân biệt được điểu khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động vật.
- Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo
- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy phôi
- Nêu được khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống.
Kĩ năng
Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô vào thực tiễn sản xuất và đời sống.



- trình bày sơ lược về thụ tinh nhân tạo của một số động vật.
- Kể được một số thành tựu về nuôi cấy phôi trên thế giới và trong nước.
- Tích hợp giáo dục dân số, sự gia tăng dân số và ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống

LỚP 12
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
PHẦN MỘT
DI TRUYỀN HỌC
1. Cơ chế di truyền và biến dị
Kiến thức
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép AND ở tế bào nhân sơ.
- Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc).
- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.

- Chú trọng tới các nguyên tắc thể hiện trong cơ chế sao chép AND, ví dụ như nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn.

- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã và dịch mã.
- Trình bày được cơ điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình của Mônô và Jacôp).
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng đột biến gen.
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của nhiểm sắc thể. Nêu được sự biến đổi hình thái nhiểm sắc thể qua các kì phân bào và cấu trúc nhiểm sắc thể được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào .
-Kể tên các dạng đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể (mất đoạn ,lặp đoạn
, đảo đoạn và chuyển đoạn) và đột biến số lượng nhiểm sắc thể (thể dị bội và đa bội ).
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến nhiểm sắc thể .
- Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiểm sắc thể .
Kĩ năng
- Lập được bảng so sánh các cơ chế sao chép , phiên mã và dịch mã sau khi xem phim giáo khoa về các quá trình này .
- biết làm tiêu bản tạm thời nhiểm sắc thể, xem tiêu bản cố định và nhận dạng được một vài đột biến số lượng nhiểm sắc thể dưới kính hiển vi quang học .






- Không đi vào từng dạng đột biến gen.






- Không đi vào từng dạng đột biến nhiễm sắc thể cụ thể.

2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Kiến thức
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ở thể và lục lạp)
- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
- Nêu khái niệm mức phản ứng
Kĩ năng
- Viết được các sơ đồ lai từ P -> F1 -> F2
- Có kĩ năng giải một vài dạng bài tập về quy luật di truyền (chủ yếu để hiểu đươợ lí thuyết về các quy luật di truyền trong bài học).


- Biết cách xác định sự tương ứng giữa các tỉ lệ kiểu hình với tỷ lệ kiểu gen trong thí nghiệm của Menđen.


- Chú ý tới khái niệm tần số hoán vị gen (không làm các bài tập về hoán vị gen)


- Không đề cập tới sự di truyền của các gen trên đoạn tương đồng của cặp XY
- Phân biệt được sự di truyền nhiễm sắc thể và ngoài nhiễm sắc thể.
- Liên hệ đến vai trò của giống và kĩ thuật nuôi trồng đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng
3. Di truyền học quần thể
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa quần thể (quần thể di truyền) và tần số tương đối của các alen, các kiểu gen.
- Nêu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
- Phát biểu được nội dung, nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec. Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.
Kĩ năng
Biết xác định tần số tương đối của các alen.




- Chú ý tới tính quy luật của sự biến đổi tỉ lệ di hợp tử qua các thế hệ.
- Chứng minh được cấu trúc di truyền của quần thể không đổi qua các thế hệ ngẫu phối thông qua một ví dị cụ thể.
4. Ứng dụng
Di truyền học
Kiến thức
- Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống.
- Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của chúng.
- Nêu được khái niệm, nguyên tắc và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật.
Kĩ năng
Sưu tầm tư liệu về một số thành tựu mới trong chọn giống trên thế giới và ở Việt Nam.





- Trình bày được các khâu cơ bản của kĩ thuật di truyền.
5.Di truyền học người
Kiến thức
- Hiểu được sơ lược về di truyền học, Di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen. Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người.
- Nêu được việc bảo vệ vốn gen của loài người liên quan tới một số vấn đề: Di truyền học với ung thư và bệnh AIDS, di truyền trí năng.
Kĩ năng
- Biết phân tích sơ đồ phản hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ ấy.
- Sưu tầm tư liệu về tật, bệnh di truyền và thành tựu trong việc hạn chế, điều trị bệnh hoặc tật di truyền.


- Nêu được cơ chế tế bào học của các thể lệch bội ở nhiễm sắc thể 21 và nhiễm sắc thể giới tính
PHẦN HAI. TIẾN HOÁ
1. Bằng chứng tiến hoá
Kiến thức
- Trình bày được các bằng chứng giải phẩu so sánh: Cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá.
- Nêu được bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống. Phát biểu định luật phát sinh sinh vật của Muylơ và Hêchken
- Nêu được bằng chứng địa lí sinh vật học: đặc điểm của một số vùng địa lí động vật, thực vật; đặc điểm hệ thống vật trên các đảo.
- Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc của AND và prôtêin của các loài.
Kĩ năng
Sưa tầm tư liệu về các bằng chứng tiến hoá.

Hiểu được mối quan hệ về nguồn gốc giữa các loài, giữa cấu tạo và chức phận, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hoá.
- Hiểu được: Mỗi loài sinh vật  đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định
- Nêu được nguồn gốc chung của các loài qua các bằng chứng tế bào học và sinh học phan tử
2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá.
Kiến thức
- Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyể của Lanmac: Vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trông sự  thích nghi của sinh vật.
- Nêu được những luật điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn; vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền , chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài.
- Nêu đặc điểm của thuyết tiến  hoá tổng hợp. Phân biệt được khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
- Trình bày được vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hoá nhỏ là cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu cuả quá trình tiến hoá.
- Trình bày được vai trò của quá trình giao phối (ngẫu phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hoá nhỏ: Cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- Nêu được vai trò của di nhập gen đối với tiến hoá nhỏ.
- Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.
- Nêu được vai trò của biến động di truyền (các nhân tố ngẫu nhiên) đối với tiến hoá nhỏ.

- Nêu được những hạn chế trong các luận điểm của Lamac và ảnh hưởng của chúng trong sinh học
- Nêu được đóng góp quan trọng của Đacuyn là đưa ra lí thuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.

- Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền).
- Biết vận dụng các kiến thức về vai trò của các nhân tố tiến hoá cơ bản (các quá trình: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên) để giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi thông qua các ví dụ điển hình: Sự hoá đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp ở nước Anh, sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn.
- Nêu được sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
- Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc (các tiêu chuẩn: Hình thái, địa lý, sinh thái, sinh lí – hoá sinh, di truyền)
- Nêu được thực chât của quá trình hình thành loài và  các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
- Trình bày được sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại.
- Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí)
Kĩ năng
Sưu tầm các tư liệu về sự thích nghi của sinh vật.

- Hiểu được vai trò chính là tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể khi bị cách li.










- Giới thiệu được sơ đồ phân li tính trạng.

3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
Kiến thức
- Trình bày được sự phát sinh sự sồng trên Trái Đất: Quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: Tiến hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất; Đại tiền Cambri, đại cổ sinh, đại trung sinh và đại Tân sinh. Biết được một số hoá thạch điểm hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới thực vật và Động vật.
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
Kĩ năng
- Sưu tầm tư liệu về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất.
- Sưu tầm tư liệu về sự phát sinh loài người.
- Xem phim về sự phát triển sinh vật hay quá trình sinh loài người

- Xác định được giai đoạn tiến hoá hoá học là quá trình phức tạp hoá các hợp chất của cacbon.




- Rút ra được những kết luận về mối quan hệ về nguồn gốc và hướng tiến hoá khác nhau giữa người và vượn người.
PHÀN BA
SINH THÁI HỌC
1. Cá thể và môi trường
Kiến thức
 - Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm).
- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổ hợp, quy luật giới hạn.
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố môi trường.
- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
Kĩ năng
Tìm ví dụ thức tế về việc vận dụng quy luật tác đông tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt.

2. Quần thể


Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học).
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.


- Nêu được các ví dụ minh hoạ về các quan hệ hỗ trợ và đối địch.
- Liên hệ tới cấu trúc dân số của quần thể người.
- Nêu được kích thước của quần thể phụ thuộc vào mức sinh sản và tử vong của quần thể . không  nêu các công thức tính mứ tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể

- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể: Theo chu kỳ và không theo chu kì.
- Nêu được cơ chế điều chỉnh  số lượng cá thể của quần thể.
Kĩ năng
- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
- Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và sự biến đổi số lượng của quần thể.
- Nêu được sự biến động số lượng là sự phản ứng của quần thể trước những biến động của các nhân tố môi trường.
3. Quần xã
Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm quần xã.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian.
- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt, con mồi và vật chủ - vật kí sinh).
- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng) và ý nghĩa của diễn thế sinh thái.
Kĩ năng
Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn.


- Nêu được những ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng của quần xã.
- Đưa ra được những ví dụ cụ thể minh hoạ cho từng mối quan hệ giữa các loài.
- Nhấn mạnh quy luật khống chế sinh học.
- Xác định được nguyên nhân chủ yếu gây ra diễn thế sinh thái.
4. Hệ sinh thái – sinh quyển và bảo vệ môi trường
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa hệ sinh thái
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).
- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: Chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc sinh dưỡng.
- Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.
- Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa hoá, nước, cacbon, nitơ.
- Trình bày được quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng)
- Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất (trên cạn và dưới nước)
- Trình bày được cơ sở sinh thái học của viêc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên: các dạng tài nguyên và sự khai thác của con người; tác động của việc khai thác tài nguyên lên sinh quyển; quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, những biện pháp cụ thể bảo vệ sự đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường.
Kĩ năng
- Biết lập hồ sơ về chuỗi và lưới thức ăn
- Tìm hiểu một số dẫn liệu thức tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lí ở địa phương.
- Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.


- Mô tả hệ sinh thái diển hình hay sẵn có của địa phương.
- Nêu được những ví dụ minh hoạ chuỗi và lưới  thức ăn.

- Nêu được sự chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng (nhấn mạnh là hằng số sinh học)
- Nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên mà con người khai thác không khoa học đã và đang gây tác hại đối với từng dạng tài nguyên.
- Nêu được các giải pháp chính của chiến lược phát triển bền vững


IV - GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN
Mục quan điểm phát triển chương trình đã được thể hiện trong chương trình các cấp và nội dung dạy học tóm tắt nêu trên. ở đây đề cập một số vấn đề.
1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình
- Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản , hiện đại , kĩ thuật tổng hợp và thiết thực :
Chương trình phải thể hiện được những tri thức cơ bản , hiện đại trong lĩnh vực sinh học , ở các cấp tổ chức sống , đồng thời phải lựa chọn những vấn đề thiết yếu trong Sinh học có giá trị thiết thực cho bản thân học sinh và cộng đồng , ứng dụng vào đời sống , sản xuất , bảo vệ sức khoẻ , bảo vệ môi trường ....
Chương trình phản ánh được những thành tựu mới của Sinh học , đặc biệt là lĩnh vực côg nghệ sinh học đang có tầm quan trọng trong thế kĩ XXI và vấn đề môi trường có tính toàn cầu .
Chương trình phải quán triệt quan điểm giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để giúp học sinh thích ứng với những ngành nghề liên quan đến Sinh học và tìm hiểu những ứng dụng kiến thức sinh học trong sản xuất và đời sống .
Các kiến thức sinh học trong chương trình Trung học phổ thông được trình bày theo các cấp tổ chức sống , từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn : tế bào         cơ thể        quần thể     loài       quần xã      hệ sinh thái – sinh quyển , cuối cùng tổng kết những đặc điểm chung của các tổ chức sống theo quan điểm tiến hoá – sinh thái .
Các kiến thức được trình bày trong chương trình Trung hcọ phổ thông là những kiến thức sinh học đại cương , chỉ ra những nguyên tắc tổ chức , những quy luật vận động chung cho giới sinh vật . Quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ trong Sinh học : Tế bào học , Di truyền học , Tiến hoá , Sinh thái học đề cập những quy luật chung , không phân biệt tững nhóm đối tượng .
Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm , mở rộng qua các cấp học như chương trình Trung học phổ thông dựa trên chương trình Trung học cơ sở và được phát triển theo hướng đông tâm , mở rộng . Chương trình Trung học cơ sở đề cập tới các lĩnh vực như Sinh học tế bào , Sinh lí học , Di truyền học , Sinh thái học ở mức độ đơn giản . Do đó , ở chương trình Trung học phổ thông nội dung của các lĩnh vực đó được nâng cao lên về chiều sâu và chiều rộng . Chương trình Trung học phổ thông đề cập các cấp tổ chức sống, trong đó chương trình được mở rộng và nâng cao ở Sinh học tế bào , Di truyền học , Sinh thái học .Phần sinh học cơ thể đi sâu vào các cơ chế sinh lí hay các quá trình sinh học . Chương trình còn đề cập tới phần mới là lí luận tiến hoá . Như vậy , sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông , học sinh có nền học vấn Sinh học cơ bản và toàn diện .
- Thể hiện sự tích hợp các mặt giáo dục và liên quan môn :
Chương trình phải thể hiện được mối liên  quan về kiến thức giữa các phân môn , các vấn đề có quan hệ mật thiết như giữa : Tế bào học , Sinh lí học , Sinh thái học , Di truyền học và Tiến hoá luận , Tâm lí học và Giáo dục học . Mặt khác , chương trình cần phải tích hợp giáo dục môi trường , giáo dục sức khoẻ , giáo dục giới tính , giáo dục dân số , phòng chống ma tuý và HIV/AIDS...
Chương trình còn thể hiện sự phối kết hợp với các môn học khác như Kĩ thuật nông nghiệp , Toán , Vật lí , Hóa học , Địa lí , Tâm lí học , Giáo dục học ... Chương trình đòi hỏi sự phối kết hợp với các môn học khác như : Hoá học , Toán học , Vật lí học ....Ví dụ : kiến thức về các quy luật di truyền ở Sinh học 12 có cơ sở , lí thuyết xác suất thống kê của môn toán được đề cập ở lớp 11; các chất hữu cơ như : prôtêin , axit nuclêic ... được chương trình Hoá học trình bày về tính chất lí hoá , còn chương trình Sinh học đề cập đến cấu trúc và chức năng ...
2. Về phương pháp dạy học
Chương trình phản ánh sắc thái ở Sinh học là khoa học thực nghiệm , cần tăng cường phương pháp quan sát , thí nghiệm , thực hành mang tính nghiên cứu nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên .Mặt khác , chương trình cần dành thời lượng thích đáng cho hoạt động ngoại khoá như tham quan cơ sở sản xuất , tìm hiểu thiên nhiên , đặc biệt là các lĩnh vực Vi sinh học , Di truyền học , Sinh thái học....
Một số phần chương trình Sinh học ở Trung học phổ thông , mang tính khái quát , trừu tượng khá cao , ở cấp vi mô hoặc vĩ mô cho nên trong một số trường hợp phải hướng dẫn hcọ sinh lĩnh hội bằng tư duy trừu tượng ( phân tích , tỏng hợp , so sánh , vận dụng kiến thức lí thuyết đã học....) dựa vào các thí nghiệm mô phỏng , các sơ đồ khái quát và các bảng so sánh .
Cần phát triển các phương pháp tích cực : công tác độc lập , hoạt động quan sát , thí nghiệm , thảo luận trong nhóm nhỏ , đặc biệt là mở rộng , nâng cao trình độ vận dụng kiểu dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Dạy phương pháp học, đặc biệt là tự học. Tăng cường năng lực làm việc với sách giáo khoa và tài liều tham khảo, rèn luyện năng lực tự học.
Với môn sinh học, phương tiện dạy học rất quan trọng đối với việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực, cần sử dụng đồ dùng dạy học như là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá.
Cần bổ sung tranh, ảnh và bản trong phản ánh các sơ đồ minh hoạ các quá trình phát triển ở cấp vi mô và vĩ mô. Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm tin học tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc, dặc biệt những cơ chế hay quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể.
Những định hướng trên sẽ góp phần dào tạo những con người năng động, sáng tạo, dễ thích ứng trong cuộc sống lao động sau này. Như vậy, phương pháp không chỉ là phương tiện để chuyển tải nội dung mà còn được coi như một thành phần học vấn. Rèn luyện phương pháp học được coi như một mục tiêu dạy học.
3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá phải đối chiếu với mục tiêu, nhằm thu được những tín hiệu phản hồi giúp đánh giá được kết quả học tập của học sinh xem đã đạt mục tiêu đề ra như thế nào. Căn cứ vào đó để điều chỉnh cách dạy và cách học cho thích hợp và có hiệu quả tốt.
Cải tiến các hình thức kiểm tra truyền thống, phát triển các loại hình trắc nghiệm khách quan - kể cả trắc nghiệm bằng sơ đồ, hình vẽ - nhằm giúp học sinh tự kiểm tra trình độ nắm kiến thức toàn chương trình, tăng nhịp độ thu nhận thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Quan tâm hơn đến việc kiểm tra đánh giá kĩ năng thực hành, năng lực tự học thông minh, sáng tạo.
Cách đánh giá không chỉ quan kiểm tra đầu giờ, kiểm tra củng cố bằng hỏi miệng, bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận mà còn phải quan tâm tới đánh giá qua hoạt động học tập của học sinh trong suốt tiến trình của tiết học và học tập trong năm học về môn học, phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh.
4. Về việc vận dụng chương trình theo vùng miền và các đối tượng học sinh
Các đối tượng sinh học tìm hiểu được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường nói chung và các điều kiện thien nhiên Việt Nam nói riêng, ứng dụng các quy luật cân bằng và biến đổi hệ sinh thái tự nhiên vào việc vảo vệ và khai thác hợp lý các tài nguyên sinh vật đặc biệt ở các vùng miền.
Chương trình Sinh học cần được cụ thể hoá một phần tuỳ theo đặc điểm nhà trường, vùng miền khác nhau và các loại đối tượng, ví dụ: Cách gọi tên các cây, con theo địa phương, các vật liệu, đối tượng được dùng trong thí nghiệm, thực hành sẵn có địa phương.
Tìm hiểu, tham quan thiên nhiên tuỳ theo vùng miền, xác định các hệ sinh thái, điều tra tình hình các mặt của môi trường.
Khi thực hiện chương trình Sinh học cần quan tâm đến đặc điểm của trường học, của học sinh ở các vùng miền khác nhau
B – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
I - MỤC TIÊU
Ngoài mục tiêu chung đã xác định trong Chương trình chuẩn, Chương trình nâng cao còn nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo về Sinh học của những học sinh có thiên hướng về sinh học, qua đó góp phần phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn cho các ngành khoa học tự nhiên nói chung và Sinh học nói riêng. Vì vậy, một số mục tiêu về kiến thức ở chương trình nâng cao giúp học sinh cần đạt được là.
- Có những hiểu biết về các quy luật sinh học cơ bản, về các quá trình sinh học cơ bản ở cấp tế bào và cơ thể như chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và vận động, sinh sản và di truyền, biến dị.
- Trình bày được sự phát triển liên tục của vật chất trên Trái đất: từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp, cho đến con người.
- Nêu được những ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đặc biệt là những thành tựu của công nghệ sinh học nói chung và công nghệ gen nói riêng.
II - NỘI DUNG
1, Kế hoạch dạy học
Lớp
Số tiết/tuần
Số tuần
Tổng số tiết/năm
10
1,5
35
52,5
11
1,5
35
52,5
12
2
35
70
Cộng (toàn cấp)

105
175
2. Nội dung dạy học từng lớp
Nội dung dạy cụ thể ở từng lớp được đề cập ở mục III (chuẩn kiến thức, kĩ năng). ở đây, nội dung dạy học từng lớp được trình bày cô đọng để có cái nhìn khái quát toàn cấp.

LỚP 10
a) Giới thiệu chung về thế giới sống
- Các cấp tổ chức sống: Tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.
- Giới thiệu 5 giới sinh vật: Khởi sinh, nguyên sinh, nấm, Thực vật, Động vật. Thực hành: Xem phim đa dạng sinh học.
b) Sinh học tế bào
- Thành phần hóa học, vai trò của các chất vô cơ và các chất hữu cơ trong tế bào.
- Cấu trúc tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; cấu trúc và chức năng của các bộ phận, các tế bào quan trọng tế bào. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Thực hành: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. Sự thẩm thấu và tính thẩm thấu của tế bào.
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào: Chuyển hoá năng lượng; vai trò enzim trong chuyển hoá vật chất; hô hấp tế bào, quang tổng hợp hoá tổng hợp. Thực hành: một số thí nghiệm về enzim.
- Chu kì tế bào và các hình thức phân bào ở sinh vật nhân sơ và nhân thực: Thực hành: quan sát các kì nguyên phân tiêu bản …
c) Sinh học vi sinh vật
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật: Các kiểu chuyển hoá vật chất, các quá trình tổng hợp và phân giải. Thực hành: ứng dụng lên men
- Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, ảnh hưởng của các yếu tố hoá học và vật lý lên sinh trưởng của vi sinh vật. Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật, bào tử nấm mốc.
- Virut: Sự nhân lên, tác động có hại và có lợi của virut. Khái niệm truyền nhiễm và miễn dịch. Thực hành: Tìm hiểu tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa phương.
LỚP 11
Sinh học cơ thể thực vật và động vật
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng.
+ Thực vật: Trao đổi nước, ion khoáng và nitơ; các quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật. Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của một số chất khoáng, thí nghiệm về quang hợp và hô hấp, thí nghiệm về phân bón.
+ Động vật: Tiêu hoá, hấp thụ, hô hấp, máu, dịch mô bạch huyết và sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau; các cơ chế đảm bảo nội cân bằng. Thực hành: quan sát sự vận chuyển máu trong hệ mạch.
- Cảm ứng.
+ Thực vật: Vận động hướng động và cử động trương nước. Thực hành: làm được một số thí nghiệm về hướng động.
+ Động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau; hưng phấn và dẫn truyền trong tổ chức thần kinh; mã thông tin thần kinh, tập tính. Thực hành: xem phim về một số tập tính ở động vật.
- Sinh trưởng và phát triển
+ Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; các nhóm chất điều hoà sinh trưởng ở thực vật; hooc môn ra hoa và florgen, quang chu kì và phitôcrôm.
+ Động vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái; vai trò của hoocmôn và những nhân tố ảnh hưởng đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể.
- Sinh sản.
+ Thực vật: Sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật, giâm, chiết, ghép, sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt, quả, sự chín hạt, quả. Thực hành: Sinh sản ở thực vật.
+ Động vật: Sự biến hoá trong các hình thức sinh sản ở động vật (sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con) điều khiển sinh sản ở động vật và người; chủ động tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
LỚP 12
a) Di truyền học
- Cơ chế  hiện tượng di truyền và biến dị: Tự nhân đôi của AND, khái niệm gen và mã di truyền; sinh tổng hợp prôtêin (cơ chế phiên mã và cơ chế dịch mã ở nhân sơ); điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực; đột biến gen; nhiễm sắc thể; đột biến nhiễm sắc thể (đột biến cấu trúc và số lượng). Thực hành: Làm tiêu bản tạm thời và quan sát tiêu bản về đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Tính quy  luật của hiện tượng di truyền: các quy luật Menđen; sự tương tác của các gen không alen; tác động cộng gộp của các gen không alen; tác động đa hiệu của gen; di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; di truyền liên kết với giới tính; di truyền ngoài nhiễm sắc thể; ảnh hưởng của môi trường ngoài đến sự biểu hiện của gen. Thực hành: tập dượt thao tác lai giống cây trồng.
- Di truyền học quần thể: Cấu trúc di truyền của quần thể; trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối.
- Ứng dụng di truyền học: Các nguyên tắc chọn giống; chọn lọc các tính trạng số lượng; công nghệ tế bào; công nghệ gen.
- Di truyền học người: Phương pháp nghiêm cứu di truyền học
- Di truyền y học. Bảo vệ di truyền người và các vấn đề xã hội.
b) Tiến hoá
- Bằng chứng tiến hoá: Giải phẩu so sánh, phôi sinh học so sánh, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh học phân tử.
- Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá: các thuyết tiến hoá, các nhân tố tiến hoá cơ bản (quá trình đột biến, quá trình giao phối dị nhập gen, quá trình chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền, các cơ chế cách li); quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi loài sinh học và quá trình hình thành loài, chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất: sự phát sinh sự sống trên Trái Đất; sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất; sự phát sinh loài người. Xem phim về sự phát triển sinh vật hay quá trình phát sinh loài người.
c)Sinh thái học
- Cá thể và môi trường: môi trường và các nhân tố sinh thái; mối quan hệ giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái.
- Quần thể: Khái niệm và các đặc trưng của quần thể; các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể; sự biến động số lượng và cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Quần xã: Khái niệm và đặc trưng của quần xã; các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã; mối quan hệ dinh dưỡng; diễn thế sinh thái.
- Hệ sinh thái- sinh quyển và bảo vệ môi trường: hệ sinh thái; sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái; sự chuyển năng lượng trong hệ sinh thái, sinh quyển; sinh thái học và việc quản lí tài nguyên thiên nhiên.
d) Tổng kết chương trình sinh học
III- CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
LỚP 10
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1. Giới thiệu chung về thế giới sống
Kiến thức
- Nêu được các cấp tổ chức của thé giới sống từ thấp đến cao.
- Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm từng giới
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
Kĩ năng
Xem phim về sự đa dạng của thế giới sinh vật, viết tóm tắt nội dung



- Tập trung vào cấp tổ chức sống.

2. Sinh học tế bào
a) Thành phần hoá học của tế bào
Kiến thức
- Nêu được các thành phần hoá học của tế bào.
- Nêu được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào. Phân biệt được nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Lập được bảng một số nguyên tố và vai trò của chúng trong tế bào.
- Nêu được cấu trúc và chức năng của các chất hữu cơ trong tế bào (saccarit, lipit, prôtêin, AND, ARN). Phân biệt được các loại liên kết qua ví dụ về các hợp chất hữu cơ chủ yếu của tế bào. Nêu ví dụ về các liên kết yếu trong tế bào.
- Biết được cac dạng saccarit; đường đơn (một số loại 3,4,5 hay 6C); đường đôi (saccartôzơ, mantôzơ, lactzơ); đường đa (tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ)


- Nhấn mạnh một số nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào như C, O, H, N.
- Trình bày công thức cấu tạo và công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ. Trên cơ sở dó nhận biết một số loại liên kết.







b) Cấu trúc của tế bao.







- Biết được các dạng lipit, mỡ, dầu, sáp, phôtpholipit và stêrôit.
- Nêu được cấu trúc và chức năng của prôtêin.
- Nêu được cấu trúc và chức năng AND, ARN..
Kĩ năng
Làm được một số thí nghiệm phát triển các chất hữu cơ và một số nguyên tố trong tế bào. Xác định sự cố có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào.
Kiến thức
- Nêu được thuyết cấu tạo tế bào.
- Nêu được các thành phần chủ yếu của một tế bào.
- Mô tả và phân biệt được cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của thành tế bào, màng sinh chất, nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất…)
- Phân biệt được nguyên sinh chất, tế bào chất, bò tương.
- Phân biệt được các con đường vận chuyển các chất qua màng. Phân biệt vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào, ẩm bào, xuất bào, nhập bào. Giải thích được thế bào là khuyết tán, thẩm thấu, ưu trương, nhược trương, đẳng trương….
Kĩ năng
Làm được một số thí nghiệm sinh lí tế bào. Quan sát tế bào dưới kính hiểm vi.












- Nêu được chi tiết về cầu trước các bào quan.
(Chú ý phân biệt nhóm bào quan theo chức năng hoặc theo cấu trúc.


c) Chuyển hoá vật chất và năng lưọng tế bào.













d) Phân bào









Kiến thức
- Trình bày được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (năng lượng, thế năng, động năng, chuyển hoá năng lượng, hô hấp, hoá tổng hợp, quang hợp).
- Giải thích được quá trình chuyển hoá năng lượng. Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP
- Giải thích được vai trò của enzim trong tế bào, cơ chế tác động của enzim; enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng hoá học, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hoà hoạt động trao đổi chất.
- Phân biệt được từng giai đoạn chính của các quá trình quang hợp (pha sáng và pha tối); quá trình hô hấp (giai đoạn đường phân, chu trình Crep và sơ đồ chuổi chuyền êlectron hô hấp).
Kĩ năng
Biết làm một số thí nghiệm về enzim (tính đặc hiệu và điều kiện hoạt động enzim).
Kiến thức
- Nêu được sự phân bào ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thức
- Nêu được đặc điểm của các pha trong chu kì tế bào
- Trình bày được các kì của nguyên phân, giảm phân. Nêu ý nghĩa sinh học của nguyên phân và giảm phân.
- Phân biệt được nguyên phân và giảm phân
- Phân biệt được sự phân chia tế bào chất ở thực vật và động vật.
Kĩ năng
- Quan sát tiêu bản phân bào.
- Biết cách làm tiêu bản tạm thời.










- Không trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
3. Sinh học vi sinh vật
a)Khái niệm vi sinh vật

b)Các kiểu sinh dưỡng của vi sinh vật





c)Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.









Kiến thức
- Nêu được khái niệm và đặc điểm chung của vi sinh vật
- Trình bày được các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.
- Nêu và so sánh được hô hấp hiếm khí, hô hấp kị khí và lên men ở vi sinh vật.
- Khái quát được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất.
Kĩ năng
Làm một số sản phẩm lên men (sữa chua, muối chua rau quả và lên men rượu).
Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích, so sánh được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật.
- Trình bày và giải thích được những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của chúng.
Kĩ năng
- Nhuộn đơn, quan sát một số vi sinh vật và tiêu bản một số loài bào tử nấm mốc.

d)Virut và bệnh truyền nhiễm




Kiến thức
- Trình bày được khái niệm và cấu tạo của virut, khái quát được chu kì phân lên của virut trong tế bào chủ và quá trình phát tán của virut qua các tế bào chủ.
- Giải thích được tác hại virut, cách phòng tránh và một số ứng dụng của virut
- Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, intefêron, các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.
Kĩ năng
- Tìm hiểu tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa phương.

LỚP 11

CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật

a)Trao đổi nước ở thực vật


Kiến thức
- Mô tả được nước là phân tử H2O tồn tại ở 3 dạng nước, rắn và khí; là chất lưỡng cực. Các phân tử nước liên kết với nhau bền vững nhờ cầu nối hiđrô, có sức căng bề mặt lớn.
- Trình bày được vai  trò của nước ở thực  vật. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất vô cơ và hữu cơ. Sự phan bố của thực vật trong tự nhiên phụ thuộc vào sự có mặt của nước.
- Trình bày sự trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp nhằm đảm bảo cho thực vật liên hệ với môi trường đất và nước.













b) Trao dổi chất khoáng và nitơ ở thực vật.
















c) Quá trình quang hợp


- Mô tả hệ rễ ăn sâu, lan rộng hướng về nguồn nước; sự hô hấp nước từ lông hút vào mạch gỗ diễn ra theo áp suất thẩm thấu tăng dần.
- Trình bày được sự vận chuyển nước ở cây theo dòng đi lên (mạch gỗ), dòng đi xuống (mạch rây) và dòng ngang.
- Nêu được sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở lá làm tiêu khí một lượng nước khá lớn là một “tai hoạ” nhưng “cần thiêt”.
- Nêu được sự cân bằng nước được duy trì thì cây trồng sinh trưởng tốt.
- Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
- Nêu được cơ chế sự hút vào rễ.
Kĩ năng
Biết được cách xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân.
Kiến thức
- Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật. Phân biệt được các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng và siêu vi lượng.
- Phân biệt được 2 cơ chế hấp thụ chất khoáng ở thực vật: Cơ chế bị động do sự chênh lệch về nồng độ và đi theo dòng nước. cơ chế chủ động diễn ra ngược građien nồng độ (từ thấp đến cao) và cần năng lượng ATP.
- Nêu được 3 con đường hấp thụ chất khoáng: Qua không bào, qua tế bào chất, qua thành tế bào và gian bào cùng với nước tạo dòng nhựa nguyên đi từ rễ lên lá

- Trình bày được sự hấp thụ và vận chuyển chất khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường (pH, nhiệt độ, ôxi, độ ẩm, ánh sáng).
- Trình bày được vai trò của nitơ, sự đồng hoá nitơ khoáng và nitơ khí quyển: cây hấp thụ và đồng hoá nhanh tạo nên axit amin và prôtêin. Quá trình khử NO3 diễn ra theo các dạng trung gian và kết thúc ở sự tạo thành NH3. Sự cố định và đồng hoá N2 do các vi khuẩn.
- Giải thích sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.
Kĩ năng
Biết bố trí một thí nghiệm về phân bón trên vườn, ruộng hay trong chậu..
Kiến thức
- Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp.
- Nêu được chuyển hoá năng lượng ánh sáng với sự có mặt của hệ sắc tố biến đổi các chất vô cơ thành chất hữu cơ và giải phóng O­2 dùng cho mọi hoạt động sống của mọi sinh vật.
- Biết được quang hợp làm cân bằng khí CO2 và O2 trong khí quyển.
- Nêu được lá cây là cơ quan tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời, là nơi chứa các lục lạp manh hệ sắc tố quang hợp.
- Trình bày 2 quá trình quang hợp ở thực vật C3 (thực vật ôn đới bao gồm 2 pha kế tiếp nhau.
- Trình bày được đặc điểm của thực vật C4: Sống ở khí hậu nhiệt đới ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, ít nước, là thực vật có hiệu suất cao.









d) Quá trình quang hợp


- Trình bày được thực vật CAM là cây mọng nước mang đặc điểm cây vùng sa mạc, có năng suất thấp. Ban đêm lỗ khí mở thu nhận CO2 tạo axit malic. Ban ngày đồng hoá CO2 tạo chất hữu cơ.
- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường (ánh sáng, CO2, nhiệt độ, nước, chất khoáng).
- Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
Kĩ năng
Thí nghiệm phân tích các sắc tố chính ở lá cây.
Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa của hô hấp: Là quá trình ôxi hoá khử, giải phóng năng lượng, tạo nên các sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp.
- Trình bày được ti thẻ (chứa các loại enzim) là cơ quan thực hiệu quá trình hồ hấp ở thực vật.
- Trình bày được sự hô hấp hiếu khí và lên men có chung giai đoạn đường phân diễn ra ở tế bào chất: Trường hợp không có ôxi, sản phẩm của đường phân biến đổi thành các sản phẩm lên men (rượu, lactic, axêtic); trường hợp có ôxi, sản phẩm đường phân chuyển hoá thành các sản phẩm của chu trình Crep tạo ATP).
- Trình bày được mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp trong quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái.
- Nhận biết được hô hấp ánh sáng làm hao hụt sản phẩm quang hợp ở cây C3





- Nhận biết được sản phẩm tham gia vào quá trình hô hấp thể hiện qua hệ số hô hấp (QR = CO2/O2).
- Biết được quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường, Viêc bảo quản nông sản phải lưu ý tới các điều kiện đó.

2. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật
a) Tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau

b) Hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau


c) Vận chuyển các chất trong cơ thể tự tuần hoàn máu và dịch mô)

d) Các cơ chế đảm bảo sự cân bằng nội mô
Kiến thức
- Phân biệt được trao đổi chất và chuyển hoá nội bào.
- Phân biệt được tiêu hoá (quá trình chuyển hoá trung gian) với sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Nêu rõ những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá với các chế độ ăn khác nhau (ăn thực vật, ăn thịt và ăn tạp) ở các nhóm động vật.
- Nêu được những đặc điểm tiến hoá và thích nghi thể hiện qua cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn ở các ngành, các lớp khác nhau.

- Trình bày được quy luật hoạt động của tim và hệ mạch
- Mô tả được cơ chế điều hoà hoạt động tim mạch nhờ các liên hệ ngược.


- Trình bày được ý nghĩa của nội cân bằng (cân bằng nội môi) đối với hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. Cân bằng áp suất thẩm thấu cân bằng nhiệt


- Tiến hành một số thí nghiệm và thực hành có liên quan đến nội dung của chương (chẳng hạn tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn)





- Phân biệt được sự hoạt động của cơ tim với sự hoạt động của cơ xương.
- Vẽ được sơ đồ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch.
- Tìm hiểu các kiến thức vật lí liên quan đến áp suất thẩm thấu.

- Trình bày được cơ chế đảm bảo nội cân bằng (thông qua mối liên hệ ngược). Vai trò của cơ quan bài tiết nước tiểu trong bảo đảm nội cân  bằng.
Kĩ năng
Biết cách vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế trong cuộc sống
- Nêu được khái niệm và vai trò của hệ đệm thông qua các kiến thức trong sách giáo khoa.
- Nêu được các ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của nội cân bằng đối với hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.
3. Vận động và cảm ứng ở thực vật
Kiến thức
Phân biệt được hướng động và ứng động: Các hình thức ứng động và cơ chế của các hình thức ứng động
Kĩ năng
Làm được một số thí nghiệm về hướng động (đất, nước, ánh sáng, hoá chất)

4. Vận động và cảm ứng ở động vật
a)  Cảm ứng ở các nhóm động vật
Kiến thức
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật.
- Phân biệt được cảm ứng ở động vật với cảm ứng ở thực vật
- Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau.
- Phân biệt được cảm ứng với phản xạ


- Tìm hiểu một số ví dụ trong thực tiễn về các hiện tượng cảm ứng của động vật.
- Tìm hiểu các hình thác cảm ứng của một số động vật đại diện
- Vẽ cung phản xạ điển hình
b) Điện tĩnh (điện thế tĩnh) và điện động (điện thế hoạt động)


c) Dẫn truyền xung thần kinh trong tổ chức thần kinh




d) Tập tính động vật và người, ứng dụng của  tập tính trong thực tiễn
- Nêu được các khái niệm về điện tĩnh và điện động
- Phân biệt điện tĩnh với điện động (cơ chế hình thành điện tĩnh và cơ chế xuất hiện điện động).

- Phân biệt được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và sợi trục không có bao nhiêu miêlin.
- Trình bày được sự dẫn truyền xung trong sợi thần kinh
- Phân biệt được sự dẫn truyền xung trong sợi trục và trong một cung phản xạ. Vai trò của cúc xinap và các chất môi giới trung gian.
- Trình bày được khái niệm mã thông tin thần kinh.
- Bằng các ví dụ cụ thể rút ra định nghĩa tập tính. Nêu ý nghĩa của tập tính ở động vật.
- Trình bày các dạng tập tính phổ biến ở đông vật.
- Phân biệt được các loại tập tinhá bẩm sinh và tập tính học được.
- Trình bày được một số tập tính ở người, ứng dụng của tập tính vào thực tiến đời sống
- Tìm hiểu cách đo điện tĩnh và điện động.
- Hiểu và vẽ được sơ đồ phân bố các ion trong các dịch tế bào và mô.
- Phân tích đồ thị điện động , sơ đồ dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin.


- Tìm hiểu các tập tính trong đời sống loài người và một số động vật
- Lấy các ví dụ minh hoạ cho các tập tính kiếm ăn – săn mồi, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ và di cư.
- Nêu các ví dụ để phân biệt tập tính bẩm sinh và học được.
- ứng dụng tập tính để giải thích các hiện tượng thường gặp.
5 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Kiến thức
- Phân biệt được sinh trưởng và phất triển ở thực vật
- Trình bày được các nhân tố bên trong (chất điều hoà sinh trưởng) và các nhân tố bên ngoài (nhiệt độ, nước, ánh sáng, phân bón) ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển

CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ

- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thức cấp
- Trình  bày được các chất điều hoà sinh trưởng thực vật (phitôhoocmôn ) là các chất hữu cơ trong cây có vai trò điều tiết các hoạt động sinh trưởng.
- Nêu được sự cân bằng giữa các phitôhoocmôn.
- Nhận biết được giai đoạn ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kính.
- Trình bày được quang chu kì là sự xem kẽ của độ dài ngày và đêm có tác động đến sự ra hoa, tạo củ, rụng lá và vận chuyển hợp chất quang hợp.
- Biết được phitôcrôm là sắc tố aenzim ở chuổi mầm và chóp lá mầm có tác động đến sự ra hoa, tổng hợp sắc tố, enzim, vận động cảm ứng, đóng mở lỗ khí.
Kĩ năng
Liệt kê được cây ngày ngắn, cây ngày dài, cây trung tính để trồng trọt phù hợp với mùa vụ.

6. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
a) Sự  sinh trưởng và phát triển ở động vật
Kiến thức
- Trình bày được quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái.
- Trình bày được quá trình sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.
- Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

b) Vai trò của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển.


c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động ở động vật.

- Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật (điều hoà sinh trưởng, điều hoà sự phát triển).
- Nêu được cơ chế điều hoà sự sinh trưởng và cơ chế điều hoà sự phát triển.
- Trình bày được yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (các nhân tố bên trong và các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài).
- Nêu được những khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nươi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình)
Kĩ năng
Quan sát sự sinh trưởng và phát triển của một số động vật thông qua tranh vẽ, băng hình hay vật thật (vòng đời của ếch).







- Hiểu được tác dụng của các biện pháp chẩn đoán thai và tránh mang thai ngoài ý muốn
7. Sinh sản ở  thực vật

Kiến thức
- Nhận biết và phân biệt các hình thức sinh sản chủ yếu ở thức vật; sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Nêu được sinh sản vô tính (còn gọi là sinh sản sinh dưỡng), sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
- Trình bày được sinh sản hữu tính ở thực vật
Kĩ năng
Thực hiện các hình thức: giâm, chiết, ghép cành ở gia đình và vườn trường.

8. Sinh sản ở động vật
a) Sinh sản vô tính




b) Sinh sản hữu tính







c)Điều hoà sinh sản






d) Điều khiển sinh sản

Kiến thức
- trình bày được các khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật.
- Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Mô tả được quy trình nuôi cấy mô và nhân bản vô tính (nuôi mô sống, cấy mô tách rời vào cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật)
- Nêu được khái niệm và chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính, nêu được những đặc điểm tiến hóa thông qua các hình thức sinh sản từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao.
- Phân biệt được hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng và đẻ con. Mô tả được những yếu tố ưu việt trong hình thức đẻ con so với các hình thức thụ tinh và đẻ trứng.
- Trình bày được cơ chế điều hòa sinh sản (tác động của môi trường, tác động của hoocmôn )
Mô tả được quá trình điều hòa sinh tinh và quá trình điều hòa sinh trứng ở người.
- Nêu rõ các nguyên nhân điều khiển quá trình sinh sản (tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người)
- Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật.
- Phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động vật.
- Nêu được vai trò cuare thụ tinh nhân tạo
- Mô tả được quy trình nuôi cấy phôi
- Nêu được khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống

- Biết được quy trình nuôi cấy mô, hiểu được quá trình nhân bản cừu ĐôLi (Dolly) cũng như ý nghĩa của hai quá trình này.











- Nắm được cơ chế tự điều hòa trong sinh sản. Chủ động tăng sinh ở động vật và các phương pháp hạn chế sinh đẻ ở người.
- có những hiểu biết về phương pháp thụ tinh nhân tạo ở một số động vật.

Kĩ năng
- Ứng dụng thực tiến về việc điều khiển số con, điều khiển giới tính  của đàn con ở động vật.
- Sưu tầm được những thành tựu về nuôi cấy phôi trên thế giới và trong nước

LỚP 12
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
PHẦN I
Di truyền học
1. Cơ chế di truyền và biến dị
Kiến thức
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép AND ở tế bào nhân sơ. Nêu được một số đặc điểm sao chép AND ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ.
- Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hòa và gen cấu trúc)
- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền. Lập luận được vì sao mã di truyền là mã bộ ba về mặt lý thuyết.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã. Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thức khác với tế bào nhân sơ. Nêu sơ lược về cấu trúc của gen phân đoạn ở sinh vật nhân thức: Khái niệm êxon intron.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế dịch mã. Phân tích được mối quan hệ AND – mARN - prôtein

- Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình của Monôvà Jacôp).Nêu được khái niệm Ôpêrôn . nêu được một số đặc điểm của cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thức
Nêu được nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, và vai trò của các dạng đột biến gen.
- Mô tả

 - Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình của Monôvà Jacôp).Nêu được khái niệm Ôpêrôn . nêu được một số đặc điểm của cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thức
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, và vai trò của các dạng đột biến gen.
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Nêu được sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể qua các kì phân bào và cấu trúc nhiễm sắc thể được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào.
- Kể tên được các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (mất đoạn, lắp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn) và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội và đa bội).
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến nhiễm sắc thể.
- Nêu được hậu quả và vao trò của các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể.
Kĩ năng
- Lập được bảng so sánh các cơ chế sao chép, phiên mã và dịch mã sau khi xem phim giáo khoa về các quy trình này.
- Biết làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể, xem tiêu bản cố định và nhận dạng một vài đột biến số lượng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi quang học.

2. Trình bày quy luật của hiện tượng di truyền
Kiến thức
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Nêu được các trường hợp: Tương tác giữa các gen không alen (tác động bổ trợ và át chế), tác động cộng gộp (tích lũy), tác động đa hiệu của gen.
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết không hoàn toàn.
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết  không hoàn toàn và giải thích được cơ sỏ tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa và biết xác định tần số hoán vị gen, từ đó biết nguyên tắc lập bản đồ gen.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ở ti thể và lục lạp). So sánh đặc điểm di truyền ngoài nhiễm sắc thể và di truyền nhiễm sắc thể.
- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
Kĩ năng
- Viết được các sơ đồ lai từ P -> F1 -> F2
- Có kĩ năng giải các dạng bài tập cơ bản về quy luật di truyền
- Tập dượt được một số lai giống

- Biết cách xác định sự tương ứng giữa các tỉ lệ kiểu hình trong thí nghiệm của Menđen với tỉ lệ các kiểu gen.



- Có khái niệm về bản đồ gen.





- không đề cập tới sự di truyền của các gen trên đoạn tương đồng của cặp XY.



- Liên hệ đến vai trò của giống và kĩ thuật nuôi trồng đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng.
3. Di truyền học quần thể
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa quần thể (xét về mặt di truyền học) và tần số tương đối của alen, kiểu gen.
- Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
- Phát biểu được nội dung, nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec. Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.
Kĩ năng
- Biết xác định tần số tương đối của các alen, các kiểu gen và trạng thái cân bằng và không cân bằng di truyền của quần thể.



- Chú ý tới tính quy luật của sự biến đổi tỉ lệ dị hợp tử qua các thế hệ.
- Chứng minh được cấu trúc di truyền của quần thể không đổi qua các thế hệ ngẫu phối thông qua mộtn vị dụ cụ thể.
           
4. Ứng dụng Di truyền học
Kiến thức
- Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống. Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của chúng. Chú ý tới các công nghệ dung hợp tế bào trần và nhân bản vô tính.
- Nêu được khái niệm, các khâu cơ bản và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật.
Kĩ năng
Sưu tầm tư liệu về một số thành tựu mới trong chọn giống trên thế giới và ở Việt Nam.

5 . Di truyền học người
Kiến thức
- Hiểu được sơ lược về di truyền y học, Di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen. Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người.
- Nêu được việc bảo vệ vốn gen cuả loài người liên quan tới một số vấn đề: di truyền học với ung thư và bệnh AIDS, di truyền trí năng.
Kĩ năng
- Biết lập sơ đồ phản hệ tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ ấy.
- Sưu tầm tư liệu về vật, bệnh di truyền và thành tựu trong việc hạn chế, điều trị bệnh hoặc tật di truyền.
- Nêu được cơ chế tế bào học của các thể lệch bội ở nhiễm sắc thể 21 và nhiễm sắc thể giới tính.
- Kể được một số bệnh di truyền do đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
- Phân tích phả hệ để xác định quy luật di truyền các tật, bệnh di truyền ở người.
PHẦN HAI
TIẾN HÓA
1. Bằng chứng tiến hóa
Kiến thức
- trình bày được các bằng chứng giải phẩu so sáng: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa. Nêu được vai trò của từng bằng chứng.
- Nêu được bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống. Phát biểu định luật phát sinh sinh vật của Nuylơ và Hêchken.
- Nêu ra được bằng chứng địa lý sinh vật học: đặc điểm của một số vùng địa lý động vật, thực vật; đặc điểm hệ động vật trên các đảo.
- Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: Nội dung và ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc của AND và prôtêin của các loại.


- Hiểu được mối quan hệ về nguồn gốc giữa các loài, giữa cấu tạo và chức phận, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa.


- Hiểu được mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định.
Kĩ năng
Sưu tầm tư liệu về các bằng chứng tiến hóa.
- Nêu được tính thống nhất và nguồn gốc chung của các loài qua các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa
Kiến thức
- trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: Vai trò của ngoại cảnh và tập quán hoạt động sự thích nghi của sinh vật.
- Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: Vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn góc chung của các loài..
- Nêu được đặc điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp. Phân lí và nêu mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
- Nêu được những luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính
- Trình bày được vai trò của các quá trình đột biến đối với tiến hóa nhỏ là cung cấp nhiên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
- Trình bày được vai trò của quá trình giao phối (ngẫu phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hóa nhỏ; cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiêu gen của quần thể.
- Nêu được vai trò của dị lập gen đối với tiến hóa nhỏ.
- Trình bày được các hình thức chọn lọc của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.

- Nêu được những hạn chế trong các luận điểm của Lamac và ảnh hưởng của chúng trong sinh học.
- Nêu được đóng góp quan trọng của Đacuyn là đưa ra lý thuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn góc chung của loài


- Nêu được vai trò của biến động di truyền (những nhân tố ngẫu nhiên) đối với tiến hóa nhỏ.
- Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái, các mức độ cách li sinh sản và cách li duy truyền).
- Biết vận dụng các kiến thức về vai trò của các nhân tố tiến hóa cơ bản (các quá trình đột biến, giao phối chọn lọc tự nhiên) để giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi thông qua các ví dụ điểm hình: Sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp ở nước Anh, sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn.
- Nêu được hiện tượng đa hình cân bằng di truyền và sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.
- Nêu được định nghĩa loài sinh học. Nêu được các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc (các tiêu chuẩn:  hình thái , địa lý – sinh thái , sinh lí - hóa sinh, di truyền).
- Nêu được sơ bộ cấu trúc của loài (nòi địa lý, nòi sinh thái, nòi sinh học, quần thể).
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lý, sinh thái, lai xa và đa bội hóa, đột biến lớn.
- Trình bày được sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại.
- Nêu được các chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí).
- Nêu được chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài (tiến bộ sinh học và thoái bộ sinh học).
Kĩ năng
Sưu tầm các tư liệu về sự thích nghi của sinh vật





- Hiểu được vai trò chính là tăng cường  sự phân hóa kiểu gen trong quần thể khi bị cách li.











- Giới thiệu được sơ đồ phân li tính trạng.
3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
Kiến thức
- Trình bày được sự phát sinh sự sống trên Trái Đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền cambri, đại Cổ sinh, đại trung sinh và đại Tân sinh. Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới thực vật và động vật.
- Giải thích được nguồn góc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được đặc điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng vượn người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
- Nêu được những dẫn liệu về các giai đoạn phát sinh loài người trên vùng đất Việt Nam (những di tích, bằng chứng về người cổ trên đất Việt Nam)
- Nêu được nguồn gốc thống nhất của các chủng tộc
Kĩ năng
Sưu tầm các tư liệu về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất.
- Sưu tầm tư liều về sự phát sinh loài người.
- Xem phim về sự phát triển sinh vật hay quá trình phát sinh loài người.

- Xác định được giai đoạn tiến hóa hóa học là quá trình phước tạp hóa các hợp chất chứa cacbon.




- Rút ra được những kết luận về mối quan hệ về nguồn gốc và hướng tiến hóa khác nhau giữa người và vượn người.
PHẦN BA
SINH THÁI HỌC
1. Cá thể và môi trường
Kiến thức
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệm độ, độ ẩm)
- Nêu được các quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, quy luật tác động tổ hợp, quy luật giới hạn, quy luật tác động không đồng đều lên chức phận sống của cơ thể và quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái. Phân tích được mức độ cạnh tranh giữa các loài phụ thuộc vào ổ sinh thái của chúng.
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn của các nhân tố vô sinh.
- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật đối với môi trường.
Kĩ năng
- Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng các quy luật tác động của các nhân tố sinh thái trong chăn nuôi, trồng trọt


- Nêu được công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu ở động vật biến nhiệt.


- Nêu được các ví dụ về sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường.
2. Quần thể
Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học)
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể, sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn . Nêu được những nguyên nhân gây ra sự thây đổi kích thước quần thể.
- Nêu được các ví dụ minh họa về các quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
- Liên hệ tới cấu trúc dân số của quần thể người.
- Nêu được kích thước của quần thể phụ thuộc vào mức

- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể: Theo chu kì và không theo chu kì.
- Nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
Kĩ năng
- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
- Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và sự biến đổi số lượng của quần thể.
Sinh sản và tử vong của quần thể. Nêu được các công thức tính mức tăng tưởng số lượng cá thể của quần thể.
- Nêu được sự biến động số lượng và sự phản ứng của quần thể trước những biến động của các nhân tố môi trường.
3. Quần xã
Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm quần xã.
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, số lượng và chức năng của các nhóm loài, sự phân bố của các nhóm loài trong không gian.
- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (Hội sinh, hợp sinh, công sinh, ức chế, cảm nhiệt, vật ăn thịt – con mồi và vật chủ - vật kí sinh).
- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm nguyên nhân và các dạng) và ý nghĩa của diễn thế sinh thái. Nêu được những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế để thiết lập trạng thái cân bằng của quần xã.
Kĩ năng
- Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn.


- Nêu được các ví dụ minh họa cho các đặc trưng của quần xã.

- Đưa ra được những ví dụ cụ thể minh họa cho từng mối quan hệ giữa các loài.
- Nhấn mạnh quy luật khống chế sinh học.
- Xác định được nguyên nhân chủ yếu gây ra diễn thế sinh thái.
4. Hệ sinh thái , sinh quyển và bảo vệ môi trường
Kiến thức
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo)
- Nêu được mối quan hệ dinhu dưỡng: chuổi xích và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.
- Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.
- Nêu được khái niệm và các loại chu trình vật chất (chu trình các chất khí, chu trình các chất lắng đọng). Trình bày được các chu trình sinh địa hóa: nước, cacbon, nitơ, phôtpho
- Trình bày được quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng). Giải thích được tại sao chuổi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài. Nêu được sản lượng sinh vật sơ cấp và thứ cấp.
- Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất (trên cạn và dưới nước).
- Trình bày được cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên: các dạng tài nguyên và sự khai thác của con người; tác động của việc khai thác tài nguyên lên sinh quyển; quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, những biện phát cụ thể bảo vệ sự đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường.
Kĩ năng
- Biết lập sơ đồ về chuổi và lưới thức ăn
- Tìm hiểu một số dẫn liệu thức tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lý ở địa phương.
- Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Mô tả hệ sinh thái điển hình hay sẵn có ở địa phương.
- Nêu được những ví dụ minh họa chuổi và lưới thức ăn.




- Nêu được sự chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng (nhấn mạnh và hằng số sinh học).
- Hệ thống hóa được các khu sinh học (biôm) trong sinh quyển.
- Nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên mà con người khai thác không khoa học đã và đang gây tác hại đối với từng dạng tài nguyên.
- Nêu được các giải pháp chính của chiến lược phát triển bền vững
IV - GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN
1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình
1.1 Thống nhất với chương trình chuẩn.

- Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản , hiện đại , kĩ thuật tổng hợp và thiết thực :
Chương trình phải thể hiện được những tri thức cơ bản , hiện đại trong lĩnh vực sinh học , ở các cấp tổ chức sống , đồng thời phải lựa chọn những vấn đề thiết yếu trong Sinh học có giá trị thiết thực cho bản thân học sinh và cộng đồng , ứng dụng vào đời sống , sản xuất , bảo vệ sức khoẻ , bảo vệ môi trường ....
Chương trình phản ánh được những thành tựu mới của Sinh học , đặc biệt là lĩnh vực côg nghệ sinh học đang có tầm quan trọng trong thế kĩ XXI và vấn đề môi trường có tính toàn cầu .
Chương trình phải quán triệt quan điểm giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để giúp học sinh thích ứng với những ngành nghề liên quan đến Sinh học và tìm hiểu những ứng dụng kiến thức sinh học trong sản xuất và đời sống .
Các kiến thức sinh học trong chương trình Trung học phổ thông được trình bày theo các cấp tổ chức sống , từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn : tế bào         cơ thể        quần thể      loài       quần xã      hệ sinh thái – sinh quyển , cuối cùng tổng kết những đặc điểm chung của các tổ chức sống theo quan điểm tiến hoá – sinh thái .
Các kiến thức được trình bày trong chương trình Trung học phổ thông là những kiến thức sinh học đại cương , chỉ ra những nguyên tắc tổ chức , những quy luật vận động chung cho giới sinh vật . Quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ trong Sinh học : Tế bào học , Di truyền học , Tiến hoá , Sinh thái học đề cập những quy luật chung , không phân biệt tững nhóm đối tượng .
Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm , mở rộng qua các cấp học như chương trình Trung học phổ thông dựa trên chương trình Trung học cơ sở và được phát triển theo hướng đông tâm , mở rộng . Chương trình Trung học cơ sở đề cập tới các lĩnh vực như Sinh học tế bào , Sinh lí học , Di truyền học , Sinh thái học ở mức độ đơn giản . Do đó , ở chương trình Trung học phổ thông nội dung của các lĩnh vực đó được nâng cao lên về chiều sâu và chiều rộng . Chương trình Trung học phổ thông đề cập các cấp tổ chức sống, trong đó chương trình được mở rộng và nâng cao ở Sinh học tế bào , Di truyền học , Sinh thái học .Phần sinh học cơ thể đi sâu vào các cơ chế sinh lí hay các quá trình sinh học . Chương trình còn đề cập tới phần mới là lí luận tiến hoá . Như vậy , sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông , học sinh có nền học vấn Sinh học cơ bản và toàn diện .
- Thể hiện sự tích hợp các mặt giáo dục và liên quan môn :
Chương trình phải thể hiện được mối liên  quan về kiến thức giữa các phân môn , các vấn đề có quan hệ mật thiết như giữa : Tế bào học , Sinh lí học , Sinh thái học , Di truyền học và Tiến hoá luận , Tâm lí học và Giáo dục học . Mặt khác , chương trình cần phải tích hợp giáo dục môi trường , giáo dục sức khoẻ , giáo dục giới tính , giáo dục dân số , phòng chống ma tuý và HIV/AIDS...
Chương trình còn thể hiện sự phối kết hợp với các môn học khác như Kĩ thuật nông nghiệp , Toán , Vật lí , Hóa học , Địa lí , Tâm lí học , Giáo dục học ... Chương trình đòi hỏi sự phối kết hợp với các môn học khác như : Hoá học , Toán học , Vật lí học ....Ví dụ : kiến thức về các quy luật di truyền ở Sinh học 12 có cơ sở , lí thuyết xác suất thống kê của môn toán được đề cập ở lớp 11; các chất hữu cơ như : prôtêin , axit nuclêic ... được chương trình Hoá học trình bày về tính chất lí hoá , còn chương trình Sinh học đề cập đến cấu trúc và chức năng ...
1.2 Nâng cao chương trình chuẩn
Nâng cao chương trình chuẩn trong chương trình nâng cao chủ yếu được thể hiện ở phần chuẩn kiến thức, kĩ năng. Những vấn đề nâng cao so với chương trình chuẩn được thể hiện như nâng cao một số nội dung lí thuyết và thức hành, bổ sung một số nội dung mới tương ứng với thời lượng gia tăng.
2. Về phương pháp dạy học
Chương trình phản ánh sắc thái ở Sinh học là khoa học thực nghiệm , cần tăng cường phương pháp quan sát , thí nghiệm , thực hành mang tính nghiên cứu nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên .Mặt khác , chương trình cần dành thời lượng thích đáng cho hoạt động ngoại khoá như tham quan cơ sở sản xuất , tìm hiểu thiên nhiên , đặc biệt là các lĩnh vực Vi sinh học , Di truyền học , Sinh thái học, ...Một số phần chương trình Sinh học ở Trung học phổ thông , mang tính khái quát , trừu tượng khá cao , ở cấp vi mô hoặc vĩ mô cho nên trong một số trường hợp phải hướng dẫn hcọ sinh lĩnh hội bằng tư duy trừu tượng ( phân tích , tỏng hợp , so sánh , vận dụng kiến thức lí thuyết đã học....) dựa vào các thí nghiệm mô phỏng , các sơ đồ khái quát và các bảng so sánh .
Cần phát triển các phương pháp tích cực : công tác độc lập , hoạt động quan sát , thí nghiệm , thảo luận trong nhóm nhỏ , đặc biệt là mở rộng , nâng cao trình độ vận dụng kiểu dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Dạy phương pháp học, đặc biệt là tự học. Tăng cường năng lực làm việc với sách giáo khoa và tài liều tham khảo, rèn luyện năng lực tự học.
Với môn sinh học, phương tiện dạy học rất quan trọng đối với việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực, cần sử dụng đồ dùng dạy học như là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá.
Cần bổ sung tranh, ảnh và bản trong phản ánh các sơ đồ minh hoạ các quá trình phát triển ở cấp vi mô và vĩ mô. Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm tin học tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc, dặc biệt những cơ chế hay quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể.
Những định hướng trên sẽ góp phần dào tạo những con người năng động, sáng tạo, dễ thích ứng trong cuộc sống lao động sau này. Như vậy, phương pháp không chỉ là phương tiện để chuyển tải nội dung mà còn được coi như một thành phần học vấn. Rèn luyện phương pháp học được coi như một mục tiêu dạy học.
3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá phải đối chiếu với mục tiêu, nhằm thu được những tín hiệu phản hồi giúp đánh giá được kết quả học tập của học sinh xem đã đạt mục tiêu đề ra như thế nào. Căn cứ vào đó để điều chỉnh cách dạy và cách học cho thích hợp và có hiệu quả tốt.
Cải tiến các hình thức kiểm tra truyền thống, phát triển các loại hình trắc nghiệm khách quan - kể cả trắc nghiệm bằng sơ đồ, hình vẽ - nhằm giúp học sinh tự kiểm tra trình độ nắm kiến thức toàn chương trình, tăng nhịp độ thu nhận thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Quan tâm hơn đến việc kiểm tra đánh giá kĩ năng thực hành, năng lực tự học thông minh, sáng tạo.
Cách đánh giá không chỉ quan kiểm tra đầu giờ, kiểm tra củng cố bằng hỏi miệng, bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận mà còn phải quan tâm tới đánh giá qua hoạt động học tập của học sinh trong suốt tiến trình của tiết học và học tập trong năm học về môn học, phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh.
4. Về việc vận dụng chương trình theo vùng miền và các đối tượng học sinh
Khi vận dụng chương trình, để phù hợp với vùng miền cần: Xét các đối tượng sinh học trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường nói chung và các điều kiện thiên nhiên Việt Nam nói riêng, ứng dụng các quy luật cân bằng và biến đổi hệ sinh thái tự nhiên vào việc bảo vệ và khai thác hợp lí các tài nguyên sinh vật đặc biệt ở các vùng miền..
Chương trình Sinh học cần được cụ thể hoá một phần tuỳ theo đặc điểm nhà trường, vùng miền khác nhau và các loại đối tượng, ví dụ: Cách gọi tên các cây, con theo địa phương, các vật liệu, đối tượng được dùng trong thí nghiệm, thực hành sẵn có địa phương.
Tìm hiểu, tham quan thiên nhiên tuỳ theo vùng miền, xác định các hệ sinh thái, điều tra tình hình các mặt của môi trường.
Khi thực hiện chương trình Sinh học cần quan tâm đến đặc điểm của trường học, của học sinh ở các vùng miền khác nhau