Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT


Tiết 46- Bài 44:
ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT

I. MỤC TIÊU:
  1. Kiến thức:
- Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.
- Phân tích được lợi ích của những mối quan hệ gữa các sinh vật.
  2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để tiếp thu kiến thức từ các phương tiện trực quan.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc với SGK.
- Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
  3. Thái độ:
     Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật.
II.  ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
         1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK.
- Một số hình: Ruộng lúa, rừng cây, đàn chim, bò ăn cỏ, hổ ăn thịt thỏ, giun sán sống trong ruột người, rận bét sống trên da trâu bò, dây tơ hồng sống trên cây, tầm gửi sống trên cây…    
- Các đoạn phim về mối quan hệ khác loài và cùng loài của sinh vật: Hổ ăn thịt khỉ, cây bắt mồi...
2. Học sinh: Sưu tầm về các mối quan hệ giữa sinh vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
    1. Ổn định tổ chức
    2. KTBC:
    HS quan sát một đoạn phim về‘‘ Rừng mưa nhiệt đới  trả lời các câu hỏi sau:
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến đới sống các vật qua đoạn phim trên?
- Các sinh vật sống gần nhau có những mối quan hệ gì?
        3. Bài mới:
          GTB: Không chỉ có  nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật,những
sinh vật sống gần nhau, chúng cũng chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thể hiện   như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.        
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

- GV: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật khác ở xung quanh.
HĐ1: QUAN HỆ CÙNG LOÀI
·        Mục tiêu:
- HS chỉ ra được những mối quan hệ giữa các  sinh vật cùng loài.
- Nêu được ý nghĩa của mối quan hệ đó.
·        Cách tiến hành:
- GV: Cho HS quan sát 1 số hình ảnh sinh vật  thể hiện mối quan hệ cùng loài.
- GV: Đây là những nhóm cá thể
? Em hiểu như thế nào là nhóm cá thể.
- HS: Các SV cùng loài, sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
? Cho ví dụ một vài nhóm cá thể mà em biết.
- GV: Các sinh vật trong nhóm cá thể thường có những mối quan hệ nào → HS: Quan sát hình sau
(a)   Rừng Thông

(b)  cây Bạch Đàn
????        Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

 (c ▪  - Trong tự nhiên động vật sống thành bầy, đàn có  c   có lợi gì?
? Sinh vật cùng loài sống gần nhau sẽ có mối quan hệ gì?
? Ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ?
? Cho ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài
- GV: Mở rộng thêm về hiện tượng”Rễ liền rễ ở thực vật”
- GV đặt tình huống như sau: Nếu như chúng ta nuôi lợn đàn nhưng cung cấp thức ăn thiếu, diện tích chăn nuôi chật chội, số lượng cá thể  quá đông…Quan hệ hỗ trợ có xãy ra hay không?
? Quan hệ hỗ trợ xảy ra trong điều kiện nào?
? Hãy cho biết quan hệ mới sẽ xuất hiện là gì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh giữa các sinh vật cùng loài?
- GV: Khi cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. Điều đó có ý nghĩa gì?
? Cho ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh?
* Liên hệ thực tế: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể vật nuôi, cây trồng?
- Gv: Nói thêm về hiện tượng tự tỉa ở TV.
- HS:  Làm bài tập SGK trang 131(Đáp án  đúng: câu thứ 3)
HĐ2: QUAN HỆ KHÁC LOÀI                                      
·        Mục tiêu:
- HS nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài và chỉ rõ ý nghĩa của cá mối quan hệ đó.
·        Cách tiến hành:
 GV: Chiếu 1 số hình ảnh và phim minh họa về các mối quan hệ khác loài.
Quan hệ giữa kiến và rệp

GV:  Kiến đen tha rệp từ nơi này sang
 nơi khác , từ cây này sang cây khác mỗi khi những bộ phận rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại , trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến
Phong lan bám vào thân cây gỗ

Dây tơ hồng sống trên tán cây

-  GV:  Chiếu  một số đoạn phim      
- Sự tranh giành thức ăn giữa Báo và Linh Cẩu.
- Hổ ăn thịt khỉ.
- Thực vật bắt mồi
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành bảng sau: ( thời gian 5 phút)
   +Sắp xếp các mối quan hệ giữa hai loài trong các ví dụ sau :
 Ghi chú: Dấu (+): Có lợi, (-): Bị hại, (0): Không bị hại.
   + Nêu đặc điểm và gọi tên từng mối quan hệ?
   +  Nêu rõ sự khác nhau về  2 mối quan hệ trên?


Quan hệ
Đặc điểm
Sắp xếp các mối quan hệ
Ví dụ



Kiến
Rệp
1. Kiến  tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác


P lan
Cây gỗ
2. Phong lan bám vào thân cây gỗ



Dây tơ hồng
Tán cây
3. Dây tơ hồng sống trên các tán cây


Hổ
Khỉ
4. Hổ  ăn thịt khỉ


Báo
Linh cẩu
5. Báo và linh cẩu tranh giành nhau thức ăn







- GV: chiếu đáp án chuẩn, gọi các nhóm chấm chéo kết quả.
- GV: nhận xét chung.
? Sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào.
- GV: Gọi HS lên bảng viết tóm tắt mối quan hệ của sinh vật khác loài theo dạng sơ đồ.
- GV: Cho HS quan sát hình 44.2, 44.3 SGK và một số hình ảnh minh họa cho cá ví dụ
- GV: Cho HS trả lời các ví dụ thông qua trò chơi tiếp sức (5 phút)
- GV: Hướng dẫn luật chơi như sau:
Mỗi đội cử 5 bạn, xếp theo thứ tự từ 1→5. Mỗi bạn có nhiệm vụ tìm mối quan hệ trong 2 ví dụ bất kì, sau đó ghi vào cột quan hệ. Bạn thứ nhất hoàn thành xong chạy nhanh về đưa phấn cho bạn thứ 2 trong đội và cứ như thế cho đến bạn thứ 5. Đội nào hoàn thành đúng, nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

Cho các ví dụ sau: Quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch?
STT
Ví dụ
Hình thức quan hệ
1
- Ở Địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

2
- Trên một cánh đồng lúa khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm

3
- Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu , nai bị khống chế bởi số lượng hổ

4
- Rận và bét sống trên da trêu bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu bò

5
- Địa y sống bám trên cành cây

6
- Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa

7
- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng

8
- Giun đũa sống trong ruột người

9
- Vi khuẩn sống trong nốt sừng ở rễ cây họ đậu

10
- Cây nắp ấm bắt côn trùng.

- GV: Chiếu bảng chuẩn kiến thức
- Yêu cầu cả lớp chấm điểm cho 2 đội. Một ví dụ đúng cho 1 điểm. (10 ví dụ đúng cho 10 điểm)
?  Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?
? Em hiểu thế nào là nhân tố sinh vật?
* Liên hệ thực tế:
? Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, con người đã lợi dụng mối quan hệ khác loài để làm gì?
? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
 * GDMT: Hiện nay do tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi đã  gây ô nhiễm môi trường và làm chế nhiều loài thiên địch có lợi.
? Cần phải làm gì để bảo vệ  môi trường và những loài thiên địch có lợi?






I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI:









      Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.

       Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi: thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng cao….→ một số cá thể phải sống tách ra khỏi nhóm.
        





















































II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI:




























































































* Nhân tố sinh vật:  mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.









































4. Củng cố:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Đối với thực vật mọc thành nhóm với mật độ thích hợp có tác dụng gì?
A.         Giảm bớt sức thổi của gió bão, cây không bị đổ.
B.          Tăng khả năng chống chịu của cây đối với sâu bệnh.
C.         Tăng khả năng lấy nước của cây.
D.         Tăng cường độ quang hợp của cây.
Câu 2: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:
A.   Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
B.    Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
   C. Cáo đuổi bắt gà để ăn thịt
   D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.
Câu 3: HS quan sát đoạn phim về “Ốc mượn hồn”
          ? Đoạn phim trên thể hiện mối quan hệ nào của sinh vật
Câu 4:  Chọn những từ sau đây để điền vào các chỗ trống trong câu cho phù hợp: Cạnh tranh , hỗ trợ nhau, bị hại, có lợi, được lợi, đối địch.
-  Các sinh vật cùng loài……….. trong nhóm cá thể. Khi gặp điều kiện bất lợi, các cá thể cùng loài ……….. nhau dẫn đến một số cá  thể phải tách ra khỏi nhóm.
-  Các sinh vật khác loài hỗ trợ hoặc ……….. với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ ……….. (hoặc không có hại cho sinh vật). Quan hệ đối địch, một bên sinh vật .................... còn bên kia ……….. hoặc cả hai bên cùng bị hại.
Câu 3: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng?
5. Hướng dẫn về nhà:
   -  Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 134.
   -  Xem trước bài thực hành.
   -  Chuẩn bị 10 lá cây ở các môi trường khác nhau.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét