Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011


PHẦN SÁU: TIẾN HÓA
CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan
          A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
          B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
          C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
          D. có nguồn gốc khác nhau., nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
2. Trong tiến hoá cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
          A. sự tiến hoá phân li.                         B. sự tiến hoá đồng qui.
          C. sự tiến hoá song hành.          D. phản ánh nguồn gốc chung.
3. Theo Lamac, nguyên nhân tiến hoá là do
          A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
          B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.
          C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
          D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
4. Theo Lamac, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
          A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
          B. đặc tính thu được trong đời các thể.
          C. đặc tính thu được trong đời các thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
          D. đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
5. Theo Lamac, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
          A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.
          B. dưới tác dụng của môi trường sống.
          C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
          D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
6. Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng
          A. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
          B. những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
          C. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
          D. mọi các thể trong loài đều nhất loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới và trãi qua quá trình lịch sử lâu dài, các biến đổi đó trở thành các đặc diểm thích nghi.
7. Theo quan điểm của Lamac, hươu cao cổ có cái cổ dài là do
          A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi.
          B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng.
          C. kết quả của chọn lọc tự nhiên.
          D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
8. Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
9. Theo Đacuyn, nguyên nhân tiến hoá là do
A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi và là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
10. Theo đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các:
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác động của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
11. Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
12. Theo quan niệm của Dacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:
A. phân  li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể
13. Theo quan niệm của Dacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là:
A. chọn lọc nhân tạo.      B. chọn lọc tự nhiên.       C. biến dị cá thể.   D. biến dị xác định.
14. Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. những biến dị cá thể.
15. Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể.              B. quần thể.           C. giao tử.             D. nhiễm sắc thể.
16. Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đacuyn được tính bằng
A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.          C. sức khoẻ của cá thể đó.
          B. số lượng bạn tình cá thể đó hấp dẫn.                           D. mức độ sống lâu của cá thể đó.
17. Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá tử một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
18. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
19. Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là
A. đột biến làm phát sinh các đột biến có lợi.
B. đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.
C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
D. các cơ chế cách li thúc đẩy sự phân hoá của quần thể gốc.
20. Tiến hoá nhỏ là quá trình
            A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
          B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
          C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
          D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
21. Tiến hoá lớn là quá trình
          A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
          B. hình thành loài mới.
          C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
          D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
22. Yếu tố không duy trì sự đa hình di truyền của quần thể là
A. trạng thái lưỡng bội của sinh vật.                        B. ưu thế dị hợp tử.
C. các đột biến trung tính.                                     D. ưu thế đồng hợp tử.
23. Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu như:
          A.đột biến,di-nhập gen,chọn lọc tự nhiên,các yếu tố ngẫu nhiên,giao phối không ngẫu nhiên.
          B. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên.
          C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li.
24. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là:
          A. đột biến.           B. quá trình đột biến.  C. giao phối.      D. quá tình giao phối.
25. Đa số đột biến là có hại vì
          A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
          B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong KG, giữa KG với môi trường.
          C. làm mất đi nhiều gen.
          D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
26. Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
          A. nguồn nguyên iệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
          B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
          C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
          D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
27. Điều không đúng khi nói đột biến là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá là
          A. tất cả các đột biến đều biểu hiện ra biểu hình mới có khả năng thích nghi cao.
          B. đột biến phần lớn là có hại nhưng khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.
          C. giá trị của đột biến còn có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, nó có thể trở thành có lợi.
          D.  quá trình giao phối, các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
28. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì
          A. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
          B. so với đột biến NST chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể.
          C. tần số xuất hiện lớn.
          D. là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.
29. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là
          A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.
          B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
          C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần KG của quần thể.
          D. quy định nhịp diệu biến đổi vốn gen của quần thể.
30. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối, đối tượng tác động của CLTN chủ yếu là
          A. cá thể.              B. quần thể.           C. giao tử.                       D. NST.
31. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại:
          A. đồng hợp.                  B. alen lặn.            C. alen trội.           D. alen thể dị hợp.
32. Tác động chọn lọc sẽ tạo ra ưu thế cho thể dị hợp tử là chọn lọc chống lại:
          A. đồng hợp.                  B. alen lặn             C. alen trội.           D. alen thể dị hợp.
33. Ngẫu phối là nhân tố
          A. làm biến đổi tần số các alen của quần thể.          B. thành phần kiểu gen của quần thể.
          C. tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.          D. thay đổi vốn gen của quần thể.
34. Mối quan hệ giữa đột biến và giao phối đối với tiến hoá là
          A. đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.
          B. đa số đột biến là có hại, giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
          C. đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
          D. đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một gen nào đó.
35. Điều khẳng định nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng nhất?
          A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
          B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
          C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
          D. Chọn lọc tự nhiên sàn lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
36. Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì?
          A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.           
          B. các alen lặn có tần số đáng kể.
          C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp.             
          D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
37. Trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
          A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
          B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
          C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
          D.  định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
38. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là.
          A. chọn lọc tự nhiên                  B. đột biến .          C. giao phối.         D. các cơ chế cách li.
39. Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì
          A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen.
          B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao.
          C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới.
          D. khi đó, quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng.
40. Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li
          A. sinh thái            B. tập tính             C. địa lí                 D. sinh sản.
41. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
          A. tiêu chuẩn hoá sinh                         B. tiêu chuẩn sinh lí
          C. tiêu chuẩn sinh thái.              D. tiêu chuẩn di truyền.
42*. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
          A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
          B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
          C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
          D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
43. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là
          A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.
          B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.
          C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.
          D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
44. Trong các con đường hình thành lòai sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường
          A. địa lí.      B. sinh thái.           C. lai xa và đa bội hoá.    D. các đột biến lớn.
45. Cánh của dơi và cánh của chim có cấu trúc khác nhau nhưng chức năng lại giống  nhau. Đây là bằng chứng về
          A. cơ quan tương đồng.            B. cơ quan tương ứng
          C. cơ quan tương tự                           D. cơ quan thoái hoá.
46. Trường hợp nào sau đây gọi là cơ quan thoái hoá?
          A. Cánh của dơi tương tự như cánh của chim.         B. Nam giới không có tuyến sữa .
          C. Vây cá heo tương tự như vây cá chép.               D. Phôi người có đuôi khá dài.
47. Cơ quan tương đồng là cơ quan có chức năng khác nhau nhưng
          A. có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, có kiểu cấu tạo giống nhau.
          B. khác nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nhưng có chức năng giống nhau.
          C. có nguồn gốc, hình dạng giống nhau nên chức năng của chúng cũng giống nhau.
          D. trên cùng một cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
48. Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ
          A. cùng một gốc chung nhưng đã tiến hoá phân li, thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau.
          B. có nguồn gốc khác nhau nhưng đã tiến hoá phân li, thích nghi với các điều kiện môi trường giống nhau.
          C. các loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và đã tiến hoá theo các hướng khác nhau.
          D. cả A và B.
49. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
          A. bằng chứng địa lí sinh vật học.                 B. bằng chứng phôi sinh học.
          C. bằng chứng giải phẩu học so sánh.           D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
50. Theo Lamac thì xu hướng tiến hoá chung của sinh giới là
          A. nâng cao dần trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.
          B. ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
          C. thích nghi ngày càng hợp lí với môi trường.
          D. cơ thể sinh vật biến đổi theo ngoại cảnh.
51. Mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người. Nguyên nhân vì
          A. mỗi vùng sản xuất chỉ có một giống xác định.
          B. chỉ có những giống thích nghi cao độ mới có giá trị kinh tế cao.
          C. trong quá trình sản xuất, các giống tự hoàn thiện mình.
          D. quá trình chọn lọc nhân tạo theo một hướng xác định.
52. Trong quá trình chọn lọc nhân tạo, để tạo ra giống mong muốn thì yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
          A. Nguồn biến dị di truyền.                                    B. Nhu cầu con người.
          C. Môi trường sống của các giống sinh vật.            D. Điều kiện khí hậu từng địa phương.
53. Ở quần đảo Manđrơ chỉ có các loài sâu bọ không có cánh hoặc cánh bị tiêu giảm sinh sống. Nhân tố quyết định hướng chọn lọc ở quần đảo này là
          A. nước biển.                  B. thức ăn.            C. gió.                   D. kẻ thù.
54. Ruồi giấm có khoảng 4000 gen. Nếu đột biến xảy ra với tần số 10-4 thì tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là
          A. 0,4%                B. 1%                             C. 4%                             D. 40%
55. Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò
          A. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen không theo một hướng.
          B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.
          C. hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
          D. cả A, B, C đúng.
56. Xu hướng thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng qua các thế hệ được thấy ở
          A. quần thể giao phối.                         B. quần thể tự phối.
          C. loài sinh sản hữu tính.           D. loài sinh sản vô tính.
57. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa thường gặp ở
          A. côn trùng B. động vật có vú. C. thực vật sinh sản vô tính.      D. thực vật có hoa.
58. Trên hòn đảo có một loài chuột ( kí hiệu là A) chuyên ăn rễ cây. Sau rất nhiều năm, từ loài A đã hình thành thêm loài chuột B chuyên ăn lá cây. Loài B đã được hình thành theo con đường.
          A. địa lí.                B. sinh thái.           C. đa bội hoá.                 D. địa lí hoạc sinh thái.
59. Sinh giới chủ yếu được tiến hoá theo chiều hướng
          A.ngày càng đa dạng và phong phú.B.nâng cao dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
          C. Tổ chức ngày càng cao.               D. thích nghi ngày càng hợp lí.
60. Các cơ chế cách li có vai trò
          A. củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
          B. hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
          C. củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong loài.
          D. kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ, hình thành loài mới.
61. Cơ quan tương đồng là
          a. những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể hiện các chức năng rất khác nhau
     b. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi
     c. những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
     d. những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau
62. Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất?
     a. bằng chứng sinh học phân tử                    b. bằng chứng phôi sinh học so sánh
     c. bằng chứng giải phẫu học so sánh             d. bằng chứng tế bào học
63. Hiện tượng tăng cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc vào
     a. tác động của đột biến                      b. tác động của giao phối
     c. tác động của CLTN                        d. ảnh hưởng của môi trường có bụi than
64. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
     a. áp lực của CLTN                  b. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài
     c. tốc độ sinh sản của loài         d. nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể
65. Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
     a. đột biến cấu trúc NST            b. đột biến NST   c. biến dị tổ hợp    d. đột biến gen
66. Theo Lamac, những đặc điểm thích nghi được hình thành do
     a. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay  không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho thế hệ sau
     b. sinh vật vốn có sự thích nghi với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho thế hệ sau
     c. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” một cách nhất thời không được di truyền lại cho các thế hệ sau
     d. sự thích ứng bị động của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau
67. Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản?
     a. vì cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá
     b. vì là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp
     c. vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể
     d. vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn
68. Theo Mayơ loài là
     a. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác
     b. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác
          c. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác
     d. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một khoảng không gian xác định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
69. Người ta có thể dựa vào sự khác nhau và giống nhau nhiều hay ít về thành phần , số lượng trật tự sắp xếp của nu trong AND để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các lòai sinh vật. Đây là bằng chứng
          a. sinh học phân tử b. giải phẫu so sánh         c. phôi sinh học     d. địa lí sinh vật học.
70. Theo quan niệm thuyết tiến hoá hiện đại, một gen đột biến lặn có hại sẽ
          a. bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể ngay sau một thế hệ.
          b. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn khỏi quần thể
          c. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
          d. bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại.
71. Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
          a. quần thể             b. các thể              c. loài                    d. quần xã.
72. Theo Lamac, nguyên nhân tiến hoá của sinh vật là
          a. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua 2 đặc tính biến dị và di truyền. của sinh vật
          b. sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật.
          c. sự tích luỹ các đột biến trung tính
          d. các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào sinh vật, không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
73. Hiện tượng nào sau đây được gọi là sự lại giống?
          a. Người có ruột thừa, mấu ở tai và nếp thịt ở mắt.
          b. Người có lông ở mặt, có đuôi, có 3 đến 4 đôi vú.
          c. Sự phát triển của phôi người lặp lại lịch sử phát triển của động vật.
          d. Trở về thăm quê hương và tổ tiên.
78. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì
          A. Chúng bắt nguồn từ một cơ quan của loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
          B. chúng có hình dạng giống nhau giữa các loài
          C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
          D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng.
79. Nội dung cơ bản của định luật Hacđi – Vanbec là
          A. trong quần thể giao phối tự do, tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
          B. tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định
          C. tỉ lệ các loại kiểu hình trng quần thể được duy trì ổn định.
          D. tỉ lệ di hợp tử giảm dần tỉ lệ đồng hợp tăng dần.
80. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tíên hoá nhỏ là
          A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.
          B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
          C. quy đi6nh nhịp địêu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
          D. quy định chiều hướng bíên đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
81.Câu nào trong số các câu dưới đây nói về CLTN đúng quan niệm của Đacuyn?
          A. CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.
          B. CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen
          C. CLTN thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau.
82. Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
          A. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
          B. tốc độ sinh sản của loài.
          C. Áp lực CLTN
          D. cả A,B và C đúng
83. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không gio phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
          A. cách li tập tính  B. cách li sinh thái  C. cách li sinh sản  D. cách li địa lí.
84. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n
          A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST 
          B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.
          C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.
          D. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn cây của quần thể 2n.
85. Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là
          a. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đôt ngột.
          b. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
          c. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.
          d. thúc đẩy sự cách li di truyền.
 86. Theo Đacuyn, biến dị cá thể là
          a. những biến di di truyền được trong quá trình sinh sản.
          b. baogồm các đột biến và biến dị tổ hợp.
          c. những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản
          d. những sai khác giữa các cá thể trong loài
87. Nhân tố tiến hoá là những nhân tố
          a. làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật.
          b. làm xuất hiện loài mới, các nòi và các chi.
          c. làm cho sinh vật thích nghi hợp lí với môi trường.
          d. làm cho thế giới sinh vật đa dạng, phong phú.
88. Khi nói về đột biến, điều nào sau đây không đúng?
          a. đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá.
          b. áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen
          c. phần lớn các đột biến tự nhiên có hại cho cơ thể sinh vật.
          d. chỉ có những đột biến có lợi mới trở thành nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
89. Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là loại đột biến
          a. lặn           b. trội          c. thể đồng hợp lặn có hại.        d. thể đồng hợp trội có hại
90. Quần thể giao phố có tính đa hình về kiểu gen . Đặc điểm này có ý nghĩa
          a. đảm bảo tính cân bằng về mặt di truyền cho quần thể.
          b. đảm bảo cho quần thể có tính đa hình về kiểu hình.
          c. giải thích tại sao các cá thể dị hợp thường ưu thế hơn các thể đồng hợp.
          d. giúp quần thể có tiềm năng thích ứng cao khi môi trường sống thay đổi.
91.  Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào
          a. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
          b. tốc độ sinh sản của loài.
          c. áp lực của chọn lọc tự nhiên.
          d. tất cả 3 câu đều đúng

PHẦN SÁU: TIẾN HÓA
CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG & CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Câu 1: Người đầu tiên có được những bằng chứng chứng minh các loài sinh vật có biến đổi dưới tác động của môi trường là:
a.      Linnê
b.     LaMac
c.     Đácuyn
d.     Kimura
Câu 2:  Lamac là nhà tự nhiên học và triết học là người nước nào?
a.      Pháp
b.     Mỹ
c.     Đức
d.     Anh
Câu 3: Đối với Lamac thì nhân tố tiến hóa quan trọng nào đã thúc đẩy sinh giới tiến hóa?
a.      Sự chọn lọc các biến đổ nhỏ thành các biến đổi lớn
b.     Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động ở động vật
c.     Xu hướng tự nâng cao mức tổ chức của sinh vật
d.     Các đột biến xuất hiện trong tự nhiên
Câu 4: Mặt hạn chế trong học thuyết của Lamac là:
a.      Chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật
b.     Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
c.     Chưa giải thích cơ chế tác động của ngoại cảnh và cho rằng các biến dị tập nhiễm di truyền được
d.     Tất cả các câu trên
Câu 5: Theo Đácuyn biến dị cá thể là loại  biến dị như thế nào?
a.      Xuất hiện cá thể ngẫu nhiên, vô hướng, di truyền được
b.     Xuất hiện cá thể ngẫu nhiên, vô hướng, không di truyền được
c.     Xuất hiện đồng loạt, định  hướng, di truyền được
d.     Xuất hiện đồng loạt, định  hướng,  không di truyền được
Câu 6: Động lực xảy ra trong chọn lọc nhân tạo là
a.      Do sự cạnh tranh của con người về sản xuất
b.     Do con người muốn tạo ra giống mới
c.     Do nhu cầu và thị hiếu của con người
d.     Đấu tranh sinh tồn của sinh vật với môi trường
Câu 7: Vật nuôi cây trồng hiện nay có nguồn gốc từ:
a.      Một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu
b.     Từ hành tinh khác du nhập vào quả đất
c.     Thượng đế sinh tạo
d.     Là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên
Câu 8: Thực chất của quá trình  chọn lọc tự nhiên là:
a.      Quá trình tạo loài mới
b.     Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
c.     Quá trình hình thành nòi mới
d.     Quá trình tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật
Câu 9: Người đầu tiên đã thu nhập nhiều bằng chứng tiến hóa hình thành các loài sinh vật từ loài tổ tiên bằng cơ chế  chọn lọc tự nhiên
a.      Lênin
b.     Lamac
c.     Đácuyn
d.     Kimura
Câu 10: Điểm thành công nhất của học thuyết Đácuyn là :
a.      Giải thích được tính thích nghi của sinh vật
b.     Giải thích được tính đa dạng của sinh vật
c.     Nêu được vai trò sáng tạo của  chọn lọc tư nhiên
d.     Chứng minh được toàn bộ sinh vật ngày nay là kết quả tiến hóa từ một nguồn gốc chung
Câu 11: Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người là:
a.      Cơ quan thoái hóa
b.     Hiện tượng lại giống
c.     Bằng chứng phôi sinh học
d.     Thể thức cấu tạo chung
Câu 12: Hiện tượng người có sự phát triển phôi thai giống như nhiều động vật có xương sống( thai có khe mang, có đuôi, tim 2 ngăn . . .) được gọi là:
a.      Cơ quan thoái hóa
b.     Bằng chứng phôi sinh học
c.     Hiện tượng lại tổ
d.     Tất cả đều sai
Câu 13: Các loài có họ hàng càng gần gủi thì sự phát triển của phôi càng giống nhau ở giai đoạn:
a.      Cuối 
b.     Đầu
c.     Giữa
d.     Đầu và giữa
Câu 14: Các nhà khoa học có thể chứng minh các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung là nhờ dựa vào các bằng chứng chủ yếu là:
a.      bằng chứng giải phẩu so sánh
b.     bằng chứng phôi sinh học
c.     bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
d.     tất cả các câu trên
Câu 15: Người nghiên cứu quá trình phát triển phôi của nhiều lớp động vật có xương sống vào đầu thế kỷ XIX là:
a.      V. Berơ và Hêcken
b.     Fisơ, Handan
c.     Mayơ
d.     Milơ và Urây
Câu 16: Bằng chứng tế bào học, sinh học phân tử cho thấy các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay:
a.      Đều có cấu tạo 3 phần
b.     Đều sử dụng chung 1 loại mã di truyền
c.     Đều dùng cùng 20 loại axitamin để cấu tạo nên protein
d.     Cả b và c
Câu 17: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lý khác xa nhau có nhiều đặc điểm giống nhau, cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lý hơn cả:
a.      Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau
b.     Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau
c.     Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau
d.     Cả b và c
Câu 18: Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu âu, châu á , bắc mỹ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?
a.      Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chon lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau
b.     Đại lục á âu và bắc mỹ mới tách nhau nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau
c.     Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự như nhau dẫn đến sự hình thành hệ động thực vật giống nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương
d.     Một số loài di chuyển từ châu á sang châu mỹ nhờ cầu nối ở eo biển bering ngày nay
Câu 19: Cá mập ngư long, cá voi có hình dạng giống nhau là do là do
a.      Điều kiện sống của chúng giống nhau chọn lọc tích lũy đột biến giống nhau, kết quả kiểu hình giống nhau
b.     Chúng có chung một nguồn gốc
c.     Chúng có chung một kiểu gen
d.     Tất cả những câu trên
Câu 20:  Thuyết tiến hóa tổng hợp là:
a.      Là thuyết kết hợp cơ chế tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên của Đacuyn với các thành tựu  của di truyền học
b.     Là thuyết đã góp phần làm sáng tỏ  nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị
c.     Là thuyết bao gồm  : tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ
d.     Tất cả các câu trên
Câu 21: Theo quan niệm hiện đại nguồn nguyên liệu của tiến hóa là
a.      Biến dị di truyền
b.     Biến dị tổ hợp
c.     Biến dị đột biến
d.     Tất cả các câu trên
Câu 22: Những biến đổi trong tiến hóa nhỏ xảy ra theo trình tự
a.      Phát sinh đột biến  phát tán đột biến chọn lọc đột biến có lợi cách li sinh sản
b.     phát tán đột biến Phát sinh đột biến  chọn lọc đột biến có lợi cách li sinh sản
c.     chọn lọc đột biến có lợi phát tán đột biến Phát sinh đột biến  cách li sinh sản
d.     cách li sinh sản phát tán đột biến Phát sinh đột biến  chọn lọc đột biến có lợi
câu 23: Tiến hóa lớn là
a.      quá trình hình thành loài mới
b.     quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật
c.     quá trình chọn lọc diễn ra trong toàn bộ sinh giới
d.     quá trình  hình thành nhóm phân loại trên loài: chi, họ,bộ , lớp, ngành, giới
câu 24: Mọi biến dị trong quần thể  là do
a.      đột biến
b.     giao phối
c.     sự di chuyển của các cá thể  hoặc các giao tử từ quần thể khác vào
d.     tất cả những câu trên
câu 25: Theo quan niệm hiện đại thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị thay đổi bởi các nhân tố sau:
a.      đột biến
b.     chọn lọc tự nhiên, di nhập gen
c.     giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
d.     tất xả những câu trên
câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?
a.      tần số đột biến  ờ từng gen là: 10-6- 10-4
b.     số lượng cá thể trong quần thể lớn nên số đột biến trong quần thể lớn
c.     đột biến gen lặn không biểu hiện thành kiểu hình ngay
d.     đột biến gen không phải là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì đột biến gen thường xảy ra quá nhỏ nhặt
Câu 27: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đặc điểm thích nghi ngụy trang:
a.      Con sâu sồi mùa xuân giống cụm hoa sồi
b.     Con sâu sồi mùa hè giống cành sồi mùa hè
c.     Con bọ que có thân và các chi giống cái que
d.     Một số cây nhiệt đới rụng lá cây vào mùa hè
Câu 28 : Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
a.      Tốc độ sinh sản của loài
b.     Quá trình phát sinh và tích lũy đột biến gen
c.     Áp lực của chọn lọc tư nhiên
d.     Cả 3 câu trên
Câu 29: Tại sao khi cá lên bờ không thể thở được ăn được bơi được?
a.      Do thích nghi của cá chỉ mang tính tương đối
b.     Do cá thể thở bằng mang
c.     Do cá có đời sống ở nước
d.     Do cá đã bị thay đổi môi trường sống
 Câu 30: Vai trò của môi trường trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi như sau:
a.      Môi trường chỉ  chọn lọc những đặc điểm thích nghi của sinh vật có sẵn trong quần thể, chứ môi trường không tạo ra những đạc điểm thích nghi sinh vật
b.     Môi trường tạo ra đặc điểm thích nghi sinh vật
c.     Môi trường tạo kiểu hình thích nghi
d.     Môi trường làm phát sinh kiểu gen thích nghi
Câu 31: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của sự thích nghi cảnh cáo:
a.      Rắn độc có màu sắc nổi bật trên môi trường
b.     Nấm độc có màu sặc sỡ
c.     Bọ xit có mùi hôi
d.     Cả a và b đúng
Câu 32 : Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành quần thể thích nghi là:
a.      Chọn lọc tự nhiên sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi
b.     Chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị có lợi và đào thải biến dị có hại
c.     Chọn lọc tự nhiên chọn lọc kiểu hình thích nghi
d.     Chọn lọc tự nhiên chọn lọc đặc điểm thích nghi
Câu 33: Đặc điểm thích nghi của sinh vật là:
a.      Đặc điểm làm cho sinh vật đó phù hợp với môi trường sống, làm tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản
b.     Đặc điểm làm cho nó biến đổi tương ứng với  môi trường
c.     Đặc điểm làm cho sinh vật đó ưu thế hơn sinh vật khác
d.     Đặc điểm làm cho nó sinh trưởng phát triển và tồn tại
Câu 34 : Sâu ăn lá có màu lục tiệp với nền môi trường nhưng chim chóc vẫn phát hiện được sâu để ăn thịt là do :
a.      Trong môi trường thuận lợi nhất, sự thích nghi cũng chỉ có giá trị tương đối
b.     Sự thích nghi của sinh vật này còn bị lệ thuộc vào sự thích nghi của kẻ thù
c.     Sự biến dị về màu sắc ở sâu ăn lá làm cho biến dị về tế bào nón trong mắt chim cũng xảy ra tương ứng
d.     Cả 3 câu trên
Câu 35: Sâu ăn lá phần lớn có màu lục do:
a.      Lúc mới sinh ra, các sâu ăn lá đã có màu lục
b.     Sâu ăn lá phải thích nghi với môi trường sống trên lá cây bằng cách tự biến đổi màu sắc cơ thể cho phù hợp
c.     Đột biến thành nhiều màu sắc, sự chọn lọc tự nhiên tiêu diệt những con có màu sắc sặc sỡ, giữ lại những con có màu lục tiệp với môi trường, nó tiếp tục sinh sản để cho quần thể có màu lục
d.     Cả 3 đều đúng
Câu 36 : Nhân tố tiến hóa nào làm biến đổi tần số Alen và thành phần kiểu gen theo hướng thích nghi với môi trường:
a.      Chọn lọc tự nhiên
b.     Các yếu tố ngẫu nhiên
c.     Đột biến
d.     Di nhập gen
Câu 37: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến làm nghèo vốn gen và làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể:
a.      Các yếu tố ngẫu nhiên
b.     Chọn lọc tư nhiên
c.     Đột  biến
d.     Giao phối  không ngẫu nhiên
Câu 38 : Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
a.      Đồng hợp tăng, dị hợp giảm
b.     Đồng hợp giảm dị hợp tăng
c.     Làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể
d.     Làm đa dạng vốn gen của quần thể
Câu 39: Khi kích thước của quần thể bị giảm mạnh thì nhân tố tiến hóa làm: tần số alen thay  đổi như sau:
a.      Nhanh
b.     Chậm
c.     Vừa vừa
d.     Cả 3 câu trên
Câu 40: Nhân tố tiến hóa làm tăng hay giảm vốn gen có sẵn trong quần thể là:
a.      Hiện tượng di nhập gen
b.     Chọn lọc tự nhiên
c.     Giao phối không ngẫu nhiên
d.     Đột biến

PHẦN 6 – CHƯƠNG 2 VÀ PHẦN 7 – CHƯƠNG 1
1. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là
   A. 20C- 420C.          B.100C- 420C.            C.50C- 400C.              D.5,60C- 420C.
2. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
   A.ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
   B.ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
   C.giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
   D.ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
3. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
   A tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
   B.đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
   C..đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
   D.đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
4. Tiến hoá hoá học là :
   A.Giai đoạn hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ
   B. Giai đoạn hình thành tế bào sống đầu tiên
   C. Giai đoạn hình thành các sinh vật  từ tế bào sống đầu tiên
   D. Giai đoạn hình thành sinh giới ngày nay
5. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, khí quyển trái đất không thể có:
   A. Nước             B. Cacbonic ( CO2 )                 C. Oxi (O2) tự do  D. Amôniăc(NH3)
6. Trong quá trính tiên hóa hóa học , chất chất được tạo thành trước là:
   A. Protein và lipit         B. AND và ARN             C. Cacbohydrat     D. Không xác định
7. Trong hóa trinh tiến hóa thì phân tử  nào sau đây xuất hiên trước:
   A. ARN             B. AND                          C. Đồng thời                   D. Không xác định
   8. Tiến hóa tiển sinh học là:
   A.Giai đoạn hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ
   B. Giai đoạn hình thành tế bào sống đầu tiên
   C. Giai đoạn hình thành các sinh vật  từ tế bào sống đầu tiên
   D. Giai đoạn hình thành sinh giới ngày nay
9. Lịch sử trái đất gồm các đại địa chất theo thú tự là:
   A. Thái cổà Nguyên sinhà cổ sinhà Trung sinh à tân sinh
   B. Thái cổà cổ sinhà   Nguyên sinhà Trung sinh à tân sinh
   C. Thái cổà Trung sinh à  Nguyên sinhà cổ sinhà tân sinh
   D. Thái cổà cổ sinhà Trung sinh à  Nguyên sinhà tân sinh
10. Thực vật có hoa (Các cây hạt kín)  bắt đầu xuất hiện ở:
   A. Kỉ thứ ba                 B. Kỉ Giura           C. Kỉ Cacbon                 D. Kỉ phấn trắng
11. Đông vật bắt đầu lên cạn hàng loạt vào:
   A. Kỉ thứ tư                 B. Kỉ Giura           C. Kỉ Cacbon                 D. Kỉ Silua
12. Thực vật hạt trần và bò sát khồng phát triển mạnh nhất( ngự trị)  ở:
   A. Đại tân sinh    B. Đại trung sinh               C. Đại cổ sinh      D. Đại nguyên sinh
13. Dạng vượn người hiện nay  có quan hệ nguồn gốc gần gũi nhất với loài người là:
   A. Tinh tinh                  B. Vượn                C. Khĩ                            D. Gôrila
14.Qua trình tiến hóa loài người bị chi phối bởi những nhân tố:
   A. Sinh học        , chọn lọc tự nhiên                    B. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên
   C. Xã hội, di truyền,                                  D. Sinh học và sự tiến hóa văn hóa
15. Loài người  xuất hiện vào:
   A. Kỉ thứ ba                 B. Kỉ thứ tư           C. Kỉ phấn trắng    D. Kỉ Giura
16. Loài người hiện nay  được đăt tên gọi là:
   A. Homo sapiens                    B. Homo habilis   C. Homo eretus     D. Homo neanderthalensis
17. Tổ tiên gần nhất của loài người hiện đại phát sinh ở:
   A. Châu Phi                 B. Châu Á             C. Châu Âu           D. Châu Mỹ
18.Các nhân tố văn hóa ( xã hội) tác đông  trong quá trính phát sinh loài người gồm:
   A. Lao động, Chọn lọc tự nhiên, biến dị, di truyền
   B.  Chọn lọc tự nhiên, biến dị, di truyền, giao phối, tiếng nói, ý thức
   C. Lao động, tiếng nói, ý thức, Sáng tạo công cụ .
   D. Chọn lọc tự nhiên, biến dị, di truyền, giao phối,  di nhập gen, các yêu tố ngẩu nhiên
19. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Ho mo là:       
   A. Homo habilis B. Homo eretus     C. Homo sapiens            D. . Homo neanderthalensis
20.Tỉ lệ các nucleotit ở AND của tinh tinh  giống của người là:
   A. 94,7%                     B. 97,6%                        C. 91.1%                        D. 99,5%
21.Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm:
   A. Lá xếp nghiêng, phiến dày, mô giậu phát triển
   B. Lá xếp ngang, phiến mỏng, mô giậu  thưa
   C. Lá xếp nghiêng, phiến dày, mô giậu thiếu
   D. Lá xếp ngang, phiến dày, mô giậu thiếu
22. Giới hạn chịu đựng của một loài sinh vật đối với tác động của  một nhân tố sinh thái được gọi là:
   A. Ổ sinh thái                                                     B. Khoảng ức chế          
   C. Giới hạn sinh thái                                           D. Giới hạn thận lợi
23. Nhiệt đô, ánh sáng, độ ẩm, không khí, gió thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
   A. Vô sinh                   B, Hữu sinh                     C. Con người                                     D. Khí hậu
24. Loài cây vươn cao nhất trong rừng  hoặc nơi trống trải là:
   A. Cây ưa sáng   B. Cây ưa bóng               C. Cây chịu bóng                      D. Cây ưa tối
25. Nhân tố nào sau đây thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?
   A. Ánh sáng       B. Nhiệt độ                     C. Nước                                   D. Vi sinh vật
26. Tập hợp sinh vật nào sau đây  không phải là quần thể?
   A. Các con cá trong ao                             B. Các con ong mật cùng tổ
   C. Các cây thông trong rừng                     D Các cây sen ở trong 1 đầm
27. Hiện tượng: Các cây thông liền rể sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hàng kiếm ăn…được gọi là:
   A. Cùng ổ sinh thái                                   B. Cùng hệ sinh thái                 
   C. Đấu tranh sinh tồn                                D. Quan hệ hổ trợ
28. Tỉ lệ đưc : cái   của một quần thể sinh vật  thường xắp xỉ là:
   A. 2 đực : 1 cái            B. 1 đực : 2 cái                C. 1 cái : 1 đực               D. 2 cái : 3 đực
29. Trong tự nhiên, nguyên nhân chủ yếu thường dẩn đến cạnh tranh cùng loài là:
   A. Mật độ cao quá mức                                      B. Nhu cầu sống giông nhau
   C. Khí hậu quá khắc nghiệt                        D. Cùng chung kể thù
30. Đặc trưng quan trọng nhất của nột quần thể là:
A. Độ tuổi                      B. Mật độ              C. Sức sinh sản                        D. Phát tán
31. Ý nghỉa sinh thái  của kiểu phân bố đồng đều là:
   A. Tận dụng nguồn sống thuận lợi             B. Phát huy hiệu quả hổ trợ cùng loài
   C. Giảm cạnh tranh cùng loài                     D. Chống gió bảo
32. Nhân tố thương quyết định  kiểu phân bố của quần thể là:
   A. Ánh sáng                          B. Nhiệt đô                     C. Nước                D. Thức ăn
33. Kiểu phân bố đồng đều của quần thể có ý nghĩa sinh thái là:
A. Tăng cường hổ trợ cùng loài                    B. Tận dụng nguồn thức ăn
C. Giảm bớt sự cạnh tranh                                     D. tăng cường sự canh tranh
34. Sự thay đồi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là:
A. Biến động kích thước                              B. Biến động di truyền
C. Biến động số lượng                                 D. Biến động cấu trúc
35. Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích của quần thể đạt;
   A. Mức tối thiểu                                        B. Mức tối đa                          
   C. Mức cân bằng                                                D. Mức bất ổn
36. Nếu nguồn sống vô hạn , đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
   A. Tăng dần điều                                                B. Giảm dần điều           
   C. Đường cong chữ S                               D. Đường cong chữ  J
37. Trạng thái khi quần thể có kích thước ổn định và phù hợp với nguồn sống   được gọi là:
   A. Trang thái cân bằng                              B. Trang thái dao động đều hòa
   C. Trang thái hợp lý                                  D. Trang thái bị kim hãm
38. Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm  làm số lượng cá thể của loài giảm đây là biến động:
   A. Biến động vì bẩn                                  B. Biến động theo mùa
  C. Biến động nhiều năm                             D. Biến động không chu kỳ
39. Phần lớn các quần thể sinh vật trong thiên nhiên tăng trưởng theo dạng:
   A. Tăng dần điều                                                B. Giảm dần điều           
    C. Đường cong chữ S                              D. Đường cong chữ  J
40. Các kiểu tháp tuổi của quần thể sinh vật  đều giống nhau ở điểm:
   A. Đáy to nhất                                          B. Đỉnh nhỏ nhất            
   C. NHóm sinh sản ít nhất                                    D. Nhóm sinh sản nhiều nhất    
ĐÁP ÁN
1D
2B
3A
4A
5C
6C
7A
8B
9A
10D
11D
12B
13A
14D
15B
16A
17A
18C
19A
20B
21A
22C
23A
24A
25D
26A
27D
28C
29A
30B
31C
32D
33C
34C
35A
36D
37A
38D
39C
40B

PHẦN 7: CHƯƠNG II .III
1. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC được gọi là
A. giới hạn sinh thái.                            B. khoảng thuận lợi.
C. khoảng chống chịu.                         D. khoảng gây chết.
2. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
C. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tố thiểu.
D. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
3. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là
A. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
B. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng ít, một loài có lợi.
C. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng lớn, một loài có lợi.
D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài không có lợi.
4. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã :
A. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
B. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
C. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
D. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
5. Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dư­ỡng, chuyển hoá năng lư­ợng.
B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dư­ỡng
C. chu trình dinh dư­ỡng, chuyển hoá năng lư­ợng.
D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng.
6. Quần thể bò rừng phát triển mạnh, ăn và phá nhiều cỏ cây làm cho rừng tàn lụi. Nhân tố gây diễn thế này thuộc loại:
A. nguyên nhân bên ngoài                     B. nguyên nhân bên trong
C. nguyên nhân hoá học                        D. nguyên nhân sinh học
7. Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?
A. quần thể có kích thước tối đa            B. quần thể có kích thước tối thiểu
C. quần thể có kích thước cân bằng      D. quần thể có kích thước mất  cân bằng     
8. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản, sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. nhóm sau sinh sản và nhóm đang sinh sản
B. nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
D. nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản        
9. Quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường được gọi là
A. diễn biến sinh thái                                      B. diễn thế sinh thái
C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi    D. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật
10. Trong quần xã loài ưu thế là loài
A có vai trò quan trọng trong cơ thể                B. có vai trò quan trọng trong quần thể
C. có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái       D. có vai trò quan trọng trong quần xã
11. Tập hợp (nhóm) sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc gia Tam Đảo.
C. Tập họp cỏ dại trên một cánh đồng.
D. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
12. Một hệ sinh thái hòan chỉnh có cấu trúc gồm
A. sinh thái và sinh vật                                    B. sinh giới và sinh vật
C. sinh cảnh và vi sinh vật                               D. sinh cảnh và sinh vật
13. Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn?
A. sinh vật tiêu thụ  -> sinh vật sản xuất  -> sinh vật phân giải
A. sinh vật phân giải -> sinh vật sản xuất -> sinh vật tiêu thụ 
C. sinh vật sản xuất -> sinh vật tiêu thụ  -> sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất -> sinh vật phân giải -> sinh vật tiêu thụ 
14. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A.Thực vật, động vật và con người.
B vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D.  thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
15. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A. giữa thực vật với động vật.
B. dinh dưỡng.
C. động vật ăn thịt và con mồi.
D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
16. Nhịp sinh học là
A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường.
B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.
D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.
17. Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể
A.  phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.             B. tương đối ổn định.
C. luôn thay đổi.                    D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
18. Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ
A. hợp tác đơn giản.  B. cộng sinh.              C. hội sinh.         D. ức chế cảm nhiễm.
19. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A. giữa thực vật với động vật.              
B. dinh dưỡng.
C. động vật ăn thịt và con mồi.
D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
20. Hệ sinh thái  bền vững nhất khi
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn.
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
D.  nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít .
21. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là
A.hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
B. hai loài đều hợp tác cùng phát triển.
C.thú ăn thịt và con mồi.
D. mối quan hệ cộng sinh.
22. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A.số lượng cá thể ít, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
B.số lượng cá thể nhiều, sinh khối nhỏ, hoạt động mạnh
C.số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động yếu
 D.số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
23. Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế.           B.đặc trưng         C. số lượng lớn          D. sống ở nước ngọt
24. Lưới thức ăn là
A. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
B. gồm nhiều thức ăn có nhiều mắt xích chung.
C. gồm nhiều con mồi có nhiều mắt xích chung.
D. gồm nhiều mắt xích chung trong chuỗi thức ăn.
25.Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh gọi là:
A. Quần xã                      B. Hệ sinh thái       C. Diễn thế sinh thái                  D. Sinh thái
26. Hệ sinh thái  bền vững nhất khi
A. sự chênh lệch về sinh giới giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất
B. sự chênh lệch về sinh vật giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất
C. sự chênh lệch về sinh cảnh giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất
D. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
27. Trong hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật?
A. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật
B. Quan hệ cạnh tranh và đối địch giữa các sinh vật
C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi
D. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật
28. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. nguyên sinh.          B. thứ sinh.         C. liên tục.           D. phân huỷ.
29. Giữa các quần thể trong quần xã có mối quan hệ như thế nào?
A.Quan hệ hổ trợ,quan hệ đối kháng      B.Quan hệ cộng sinh,quan hệ đối kháng
C.Quan hệ hội sinh,quan hệ đối kháng   D.Quan hệ hợp tác,quan hệ đối kháng
30. Trong chuổi thức ăn sau: Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật, Hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
A .Bậc 1                  B .Bậc 2                C .Bậc 3                D .Bậc 4     
31. Trong chuổi thức ăn sau: Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật, Hổ được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp mấy?
A .Cấp 1                  B . Cấp 2              C . Cấp 3              D . Cấp 4    
32. Ổ sinh thái là
A. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.
B. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự sinh trưởng, phát triển ổn định lâu dài của loài.
C. khoảng thời gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.
D. khoảng thời gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự sinh trưởng, phát triển ổn định lâu dài của loài.
33. Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật đẳng nhiệt là
A. cá chép, cá heo, mèo, chim bồ câu.        B. cá sấu, cá heo, mèo, chim bồ câu.  
C. cá mập, cá heo, mèo, chim bồ câu.                D. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.  
34. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể được tôi điều chỉnh cho phù hợp với nguồn năng lượng môi trường gọi là
A. cân bằng quần xã                                       B. cân bằng cá thể
C. cân bằng cơ thể                                         D. cân bằng quần thể
35. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ thuộc mối quan hệ:
     A. Cạnh tranh        B. Kí sinh              C. Ức chế cảm nhiễm      D. Sinh vật này ăn sinh vật khác
36.Tập hợp các quần thể sinh vật  thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định gọi là:
     A. Quần xã            B. Hệ sinh thái       C. Diễn thế sinh thái        D. Sinh thái
37. Mối quan hệ giữ rể cây họ đậu và vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu thuộc mối quan hệ:
A.Cộng sinh          B. Hội sinh            C. Kí sinh                       D. Ức chế- cảm nhiễm
38. Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về:
A. Khu vật phân bố của quần xã        
B. Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài
C. Mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã
D. Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần thể
39.  Trong chuỗi thức ăn, động vật ăn thịt bậc 3 thì có bậc dinh dưỡng bậc
A. 2                      B. 3                      C. 4                      D. 5
40. Chu  trình sinh địa hóa là chu trình:
A. Vận chuyển các chất trong tự nhiên           B. Vận chuyển các hợp chất trong tự nhiên
C. Trao đổi các chất trong tự nhiên               D. Trao đổi các hợp chất trong tự nhiên

                                                  ---Hết---







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét