Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TN MÔN SINH HỌC

PHẦN V. DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I. CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 1
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ SỰ NHÂN ĐÔI ADN
1. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là?
A. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng ngược chiều nhau
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi
C. Hai ADN được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
D. Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp
2. Mỗi axit amin trong phân tử protein được mã hoá trên gen dưới dạng:
A. Mã bộ bốn                 B. Mã bộ ba
C. Mã bộ một                 D. Mã bộ hai
3. Số bộ 3 mã hoá được tạo thành từ 4 loại Nucleotit là:
A. 64           B. 40           C. 61           D. 20
4. Gen là một đoạn ADN
A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipép tít hay ARN.
C.mang thông tin di truyền.
D.chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.                                                                         
5. Việc nối kín các đoạn okazaki để tạo nên 1 mạch đơn hoàn chỉnh được thực hiện nhờ enzim                                                                                                                                    
A. Enzim helicaza                               B. ADN pôlimeraza                                                                                 C. ARN pôlimeraza                            D. Enzim ligaza
6. Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở?
A. Kì sau     B. Kì giữa    C. Kì trung gian     D. Kì đầu
7. Mã di truyền trên mARN có các bộ 3 kết thúc như thế nào?                                                                                    A. Mã di truyền có các bộ 3 kết thúc là: UAX, UAG, UGX
B. Mã di truyền có các bộ 3 kết thúc là: UXA, UXG, UGX
C. Mã di truyền có các bộ 3 kết thúc là: UAU, UAX, UGG
D. Mã di truyền có các bộ 3 kết thúc là: UAA, UAG, UGA
8. Tính thoái hoá của bộ mã di truyền là hiện tượng:
A. Một mã bộ 3 mã hoá cho nhiều axit amin
B. Các mã bộ 3 có tính đặc hiệu
C. Các mã bộ 3 nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau
D. Nhiều mã bộ 3 cùng mã hoá cho 1 axit amin
9. Quá trình nhân đôi của ADN còn được gọi là?
A. Quá trình sao mã                           B. Quá trình tái bản, tự sao
C. Quá trình dịch mã                          D. Quá trình phiên mã
10.Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng?
A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể
B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào
C. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể
D. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định từ nhân ra tế bào chất
11. Mã di truyền có 1 bộ 3 mở đầu là
A. AUG                B. AGA                C. UGA                D. GUA
12. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng
A.khởi đầu, mã hoá, kết thúc.              B. điều hoà, mã hoá, kết thúc.
C.điều hoà, vận hành, kết thúc.           D.điều hoà, vận hành, mã hoá.
13. Gen không phân mảnh có 
A. vùng mã hoá liên tục.                     B.đoạn intrôn.
C.vùng không mã hoá liên tục.            D.cả exôn và intrôn.
14. Gen phân mảnh có 
A.có vùng mã hoá liên tục.
B.chỉ có đoạn intrôn.
C. vùng mã hoá không liên tục.
D.chỉ có exôn.
15. Ở sinh vật nhân thực
A.các gen có vùng mã hoá liên tục.
B.các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D.phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
16. Ở sinh vật nhân sơ
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
B.các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C.phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D.phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
17. Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
A. bắt đầu bằng axitamin Met(met- tARN).
B.bắt đầu bằng axitfoocmin- Met.
C.kết thúc bằng Met.
D.bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN.
18. Bộ 3 trên ADN gọi
A. Êxon.                B. Triplet.              C. Anticodon.                 D. Codon.
BÀI 2
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là
A. A liên kết với T, G liên kết với X              B. A liên kết với U, G liên kết với X
C. A liên kết với U, T liên kết với A              D. A liên kết với X, G liên kết với T
2. Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. Riboxom rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé
B. Riboxom di chuyển đến mã bộ 3 : AUG
C. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các mã bộ 3 : UAA, UAG, UGA
D. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các mã bộ 3 : UAU, UAX, UXG
3. Loại ARN nào mang mã đối
A. mARN              B. tARN                C. rARN               D. ARN của virut
4. Polixom có vai trò gì?
A. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục
B. Làm tăng hiệu suất tổng hợp protein cùng loại
C. Làm tăng hiệu suất tổng hợp protein khác loại
D. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác
5. Riboxom dịch chuyển trên mARN như thế nào
A. Riboxom dịch chuyển qua từng nuclêôtit một trên mARN
B. Riboxom dịch chuyển qua từng bộ ba trên mARN
C. Riboxom dịch chuyển qua từng bộ hai trên mARN
D. Riboxom dịch chuyển qua từng bộ bốn trên mARN
6. Mã di truyền trên mARN được đọc theo
A. Một chiều từ 5’ → 3’                              B. Hai chiều tuỳ theo vị trí của enzim
C. Ngược chiều di chuyển của riboxom trên mARN         D. Một chiều từ 3’→ 5’
7. Mã bộ ba mở đầu trên mARN là
A. UAA                 B. AUG                C. AAG                D. UAG
8. Sự hình thành chuỗi polipeptit luôn luôn diễn ra theo chiều nào của mARN
A. 5’→ 3’             B. 5 → 3               C. 3 → 5               D. 3’→ 5’
9. Phân tử mARN được sao ra từ mạch khuôn của gen được gọi là
A. Bản mã sao                B. Bản dịch mã      C. Bản đối mã                 D. Bản mã gốc
10. Đối với quá trình dịch mã di truyền điều không đúng với riboxom là
A. Vẫn giữ nguyên cấu trúc sau khi hoàn thành việc tổng hợp protein
B. Bắt đầu tiếp xúc với mARN từ bộ ba mã UAG
C. Tách thành 2 tiểu phân sau khi hoàn thành dịch mã
D. Trượt từ đầu 3’ đến 5’ trên mARN
11. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là
A. A liên kết với X, G liên kết với T
B. A liên kết với T, G liên kết với X
C. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
D. A liên kết với U, G liên kết với X
12. ARN vận chuyển mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom có bộ ba đối mã là
A. AUA                B. UAX                 C. XUA                D.AUX
13. Sự tổng hợp ARN được thự hiện:
A. Theo nguyên tắc bảo toàn
B. Theo nguyen tắc bán bảo toàn
C. Theo nguyên tắc bổ sung trên 2 mạch của gen
D. Theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên 1 mạch của gen
14. Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là
A. Valin                 B. Metionin           C. Formyl metionin                   D. Alanin

15. Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là
A. Fooc-min metionin               B. Valin       C. Alanin               D. Metionin

16. Sinh vật có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là
A. Một số loài vi khuẩn                       B. Một số loài sinh vật cổ
C. Một số loài sinh vật nhân thực                  D. Một số loài virut

17. Axit amin metionin được mã hoá bởi bộ ba
A. AUA                B. AUX                 C. AUG       D. AUU
BÀI 3
ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
1. Sự biểu hiện điều hoà hoạt đông của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở cấp độ nào
A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã
B. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã
C. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã
D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã
2. Đối với Operon ở E. coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là
A. Đường lactozơ  B. Đường saccarozơ       C. Đường mantôzơ                   D. Đường glucôzơ
3.Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì
A. Tất cả các gen trong tế bào có khi đồng loạt dừng
B. Phần lớn các gen trong tế bào có cùng hoạt động
C. Chỉ có 1 số gen trong tế bào hoạt động
D. Tất cả các gen trong tế bào có cùng hoạt động
4. Điều hoà hoạt động của gen chính là
A. Điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra
B. Điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra
C. Điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra
D. Điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra
5. Đối với operon ở E.Coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen được thể hiện là
A. Khi không hoặc có saccarôzơ                  B. Khi không hoặc có mantôzơ
C. Khi không hoặc có glucôzơ                     D. Khi không hoặc có lactôzơ
6. Trình tự cấu trúc của Operon gồm:
A. Vùng vận hành – Vùng khởi động – Các Gen cấu trúc.
B. Vùng vận hành – Các Gen cấu trúc – Vùng khởi động.
C. Vùng khởi động – Vùng vận hành – Các Gen cấu trúc.
D. Vùng vận hành – Vùng khởi động – Các Gen điều hòa.
7. Cơ chế điều hoà đối với ôpêrôn lac ở E.Coli được dựa vào tương tác của các yếu tố nào
A. Dựa vào tương tác của prôtein ức chế với nhóm gen cấu trúc
B. Dựa vào tương tác của  prôtein ức chế với vùng O
C. Dựa vào tương tác của prôtein ức chế với vùng P
D. Dựa vào tương tác của prôtenin ức chế với sự thay đổi điều kiện môi trường
8. Trong Operon, nơi ARN pôlimêraza bám vào và khởi đầu phiên mã là:
A. Vùng vận.         B. Vùng khởi động.         C. Gen cấu trúc.    D. Gen điều hòa.

9. Trong Operon, nơi mà protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã là:
A. Vùng vận hành  .         B. Vùng khởi động.         C. Gen cấu trúc.    D. Gen điều hòa.
10. Trong Operon, nơi tổng hợp protein ức chế là:
A. Vùng vận hành  .         B. Vùng khởi động.         C. Gen cấu trúc.    D. Gen điều hòa.

BÀI TẬP PHẦN V - CHƯƠNG 1
1. Trường hợp cơ thể sinh vật bị mất hẳn 1 cặp NST là thể
          a. thể  không                   b. thể  một             c. thể ba                d. đa bội lẻ
2. Tổng số NST lưỡng bội bình thường của 1 loài có số lượng là 22, trong tế bào cá thể A ở cặp thứ 5 , 6 đều chứa 4 chiếc, cá thể đó là thể
          a. tứ bội       b. thể bốn  kép                c. đa bội chẳn                 d. thể ba kép
3. Một loài có 2n = 22 NST, trong tế bào cá thể B có số NST ở cặp thứ 2 có 3 chiếc, cá thể đó là thể
          a. ba            b. tam bội              c. đa bội lẻ            d. lệch bội
4. Bộ NST lưỡng bội bình thường của một loài có 12 NST, trong tế bào cá thể B chỉ có 1 NST ở cặp thứ 4, cá thể đó là thể
          a. thể một              b. tam bội              c. đa bội lẻ            d. thể ba
5. Số lượng NST lưỡng bội của 1 loài 2n = 8. Số NST có thể dự đoán ở thể 3 kép là
          a. 18                      b. 10                     c. 7                       d. 12
6. Một loài có bộ NST 2n = 24, số NST dự đoán ở thể 3 kép là
          a. 26                      b. 27                     c. 25                               d. 23.
7. Một phụ nữ có 47 NST trong đó có 3 NST X. Người đó thuộc thể
          a. đa bội chẳn                           b. tam bội              c. đa bội lẻ            d. ba
8. Sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của một loài là hiện tượng
          a. dị đa bội                      b. tam bội              c. tứ bội                d. tự đa bội.
9. Sự thụ tinh giữa 2 giao tử ( n + 1) sẽ tạo nên
          a. thể một    b. thể ba      c. thể bốn hoặc thể ba kép                  d. thể không.
10. Ở người triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và thường vô sinh là hậu quả của đột biến
          a. lệch bội ở cặp NST số 21                                   b. mất đoạn NST số 21
          c. dị bội thể ở cặp NST giới tính                            d. chuyên đoạn nhỏ ở NST số 21.
11. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?
          a. 500          b. 499                             c. 498                    d. 750
12. Ở một loài, có số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể 1 nhiễm là
          a. 2n -1 = 19                   b. 2n +1 = 21                  c. n = 10               d. 2n + 2 = 22
13. Một phân tử ADN có số nuclêotit loại A = 300, số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêotit loại A. Chiều dài của phân tử ADN là
a. 3060 Ăngxtron                                b. 1800 Ăngxtron           
c. 1060 Ăngxtron                                d. 1200 Ăngxtron
14. Cho 1 mạch ADN có trình tự 5’ AGG GGT TXX TTX 3’. Trình tự trên mạch bổ sung là
          a. 3’ TXX XXA AGG AAG 5’                     b. 5’ TXX XXA AGG AAG 3’
          c. 3’ TXX GGA AGG AAG 5’                    d. 5’ TXX GGA AGG AAG 3’
15. Cho mạch mã gốc của gen có trinh tự 3’ AGG GGT TXX TTX AAA 5’. Trình tự các nuclêôtit trên mARN là
          a. 5’ TXX XXA AGG AAG TTT 3’            b. 3’ TXX XXA AGG AAG TTT 5’
          c. 5’ UXX XXA AGG AAG UUU 3’            d. 3’ UXX XXA AGG AAG UUU 5’
16. Chọn trình tự thích hợp của các nuclêôtit trên ARN được tổng hợp từ một đoạn mạch khuôn là: AGXTTAGXA
          a. AGXUUAGXA                              b. UXGAAUXGU
c. AGXTTAGXA                               d. TXGAATXGT
17. Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nu như sau:
          ....... TGG GXA XGT AGX TTT .........
          ...........2........3.......4........5.......6............
Đột biến xảy ra làm G của bộ ba thứ 5 ở mạch gốc của gen bị thay bởi T sẽ làm cho
          a. trình tự axit amin từ vị trí mã thứ 5 trở đi sẽ thay đổi.
          b. chỉ có axit amin ở vị trí mã thứ 5 là thay đổi.
          c. quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí mã thứ 5.
          d. quá trình dịch mã sẽ dừng lại ở vị trí mã thứ 5.
18. Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nu như sau:
          ....... TGG GXA XGT AGX TTT .........
          ...........2........3.......4........5.......6............
Đột biến xảy ra làm G của bộ ba thứ 5 ở mạch gốc của gen bị thay bởi A sẽ làm cho
          a.  trình tự axit amin từ vị trí mã thứ 5 trở đi sẽ thay đổi.
          b. chỉ có axit amin ở vị trí mã thứ 5 là thay đổi.
          c. quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí mã thứ 5.
          d. quá trình dịch mã sẽ dừng lại ở vị trí mã thứ 5.
19.  Một gen bị đột biến dưới hình thức mất một số cặp Nuclêôtit. Sau đột biến chiều dài của gen lại giảm 27,2 Å so với bình thường. Xác định số cặp Nuclêôtit đã mất?
a. 5 cặp.                            b. 6 cặp.                c. 8 cặp.                d. 7 cặp.
20. Một gen có chiều dài 0,51 µm, có A = 950, đột biến xảy ra làm số liên kết hidrô của gen tăng 1,gen đột biến có số nuclêôtit từng loại là:
a. A = T = 949  ;G  =X = 551.                        b. A = T = 950 ; G =X = 550.
c. A = T = 951 ; G = X = 549.                        d. A = T = 551 ; G = X = 949.
21. Một đột biến làm số liên kết hidrô trong gen giảm đi 1 liên kết hydrô, nhưng không làm chiều dài gen thay đổi. Đột biến đó thuộc dạng
a. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.           b. Thay thế 1 cặp A-U bằng 1 cặp G-X.
c. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.           d. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-U.
22. Ở Bắp Cải 2n = 18, thể tam bội, thể tứ bội lần lượt có số lượng nhiễm sắc thể là
a. 36 và 27.                 b. 27 và 36.              c. 27 và 45.               d. 36 và 45.
23. Đột biến làm cấu trúc của nhiễm sắc thể biến đổi như sau thuộc dạng nào của đột biến nhiễm sắc thể.
 A  B   C   D       E   F    G                                      A   B   C   F   E      D   G

a. Chuyển đoạn trong cùng một nhiễm sắc thể.     
b. Đảo đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.
c. Đảo đoạn nhiễm sắc thể chứa tâm động.          
d. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
24. Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 298aa. Nếu gây đột biến bằng cách thêm 1 cặp Nu giữa cặp số 6 và 7 thì phân từ prôtêin do gen đột biến tổng hợp khác phân tử prôtêin ban đầu
a. 297 axit amin                           b.1 axit amin
c. 298 axit amin                           d. 900 axit amin
25. Đột biến thay thế hay đột biến đảo vị trí  1 cặp nuclêôtit có ảnh hưởng đến
a. 3 axit amin trong chuổi polipeptit mà nó tổng hợp.
b. 1 axit amin trong chuổi polipeptit mà nó tổng hợp.
c. 5 axit amin trong chuổi polipeptit mà nó tổng hợp.
d. Thay đổi  toàn bộ Axit amin trong phân tử prôtêin.
26. Một gen bị đột biến dẫn đến đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi 1 bộ ba. Như vậy chiều dài gen như thế nào sao với trước đột biến?
a. Tăng 10,2 ăngstron.                 b. Tăng 20,4 ăngstron.   
c. Giảm 20,4 ăngstron.                d. Giảm 10,4 ăngstron.
27. Một gen dài 2550 ăngstron, trên một mạch gen có A = 100, T= 250. Gen đột biến thêm 2 cặp G-X, 1 cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôit của gen sau đột biến là
          a. A = T = 350 ; G =X =400                         b. A = T = 351 ; G =X =402
          c. A = T = 550 ; G =X =352                        d. A = T = 549 ; G =X =348
28. Một gen có 3600 liên kết hidrô bị đột biến liên quan đến một cặp nuclêotit tạo thành alen mới, alen này có số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hydrô là 3601. Đột biến đó là
          a. mất 1 cặp A-T.                                        b. mất 1 cặp G-X.
          c. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T          d.  thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
29. Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự các nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ sung là AGXTTAGXA?
a. TXGAATXGT                                b. TXGAAUGXU            
c. AXGAATXGT                               d. AGXUUAXGA
30. Mạch ADN làm khuôn mẫu tổng hợp một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh chứa 100 aa. Như vậy phân tử ADN này  có số Nuclêôtit là
a. 216 Nuclêôtit                                  b. 612 Nuclêôtit              
c. 602 Nuclêôtit                                  d. 262 Nuclêôtit
                               ĐÁP ÁN

1.a
2.b
3. a
4. a
5. b
6.a
7.d
8.d
9.c
10.a
11.c
12.a
13.a
14.a
15.c
16.d
17.d
18.b
19.c
20.a
21.a
22.b
23.c
24.a
25.b
26. a
27.c
28.d
29.d
30.b

BÀI 4-5-6
Câu 1. Đột biến gen là
A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
B.  sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một  hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
Câu 2. Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipép tít do gen đó tổng hợp là
A. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
B. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
Câu 3. Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình
A. giảm phân.                                       B. phân cắt tiền phôi.
C. nguyên phân.                                   D.  thụ tinh.
Câu 4. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến
A. gen.                  B. tiền phôi.             C. xô ma.               D. giao tử.
Câu 63. Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến
A. đã biểu hiện ra kiểu hình.                  B. nhiễm sắc thể.
C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể.        D. mang đột biến gen.
Câu 5. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
C. sức đề kháng của từng cơ thể.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 6. Đột biến thành gen trội biểu hiện
A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. ở phần lớn cơ thể.
Câu 7. Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.
B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
Câu 8. Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí
A. đầu gen.            B. giữa gen.             C. 2/3 gen.             D. cuối gen.
Câu 9. Đột biến đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit trong gen
A. gây biến đổi ít nhất tới một bộ ba.     B. gây biến đổi ít nhất tới 2 bộ ba.
C. không gây ảnh hưởng.                      D. thay đổi toàn bộ cấu trúc của gen.
Câu 10. Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây
A. đột biến thêm A.
B. đột biến mất A.
C. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau.
D. đột biến A-T"G-X.
Câu 11. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ
A. tăng 1.              B. tăng 2.                 C. giảm 1.              D. giảm 2.
Câu 12. Dạng đột biến thay thế nếu xảy ra trong một bộ ba từ bộ 3 mã hoá thứ nhất đến bộ 3 mã hoá cuối cùng trước mã kết thúc có thể 
A. làm thay đổi toàn bộ axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
B. không hoặc làm thay đổi 1 axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
C. làm thay đổi 2 axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp..
D. làm thay đổi một số axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 13. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
D. gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
Câu 14. Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ giữa vì chúng
A. đã tự nhân đôi.
B. xoắn và co ngắn cực đại.
C. tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
D. chưa phân ly về các cực tế bào.
Câu 15. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể
A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.
Câu 16. Một nuclêôxôm gồm
A. một đoạn phân tử ADN quấn 11.4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
B. phân tử ADN quấn 7.4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7.4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
Câu 17. Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể.B. số lượng , hình thái nhiễm sắc thể.
C. số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể.      D. số lượng không đổi.
Câu 18. Nhiễm sắc thể có chức năng
A. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.
B. điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.
C. điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quan vào các tế bào con ở pha phân bào.
D. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 19. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác động của
A. tác nhân sinh học, tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.
B. tác nhân vật lí, hoá học, tác nhân sinh học.
C. biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào, tác nhân sinh học.
D. tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.
Câu 20. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là
A. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi AND, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi AND.
C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
Câu 21. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượngADN trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn.     
 B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C. mất đoạn, chuyển đoạn.    
 D. chuyển đoạn.
Câu 22. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn.                     B. đảo đoạn, chuyển đoạn.
C. mất đoạn, chuyển đoạn.                   D. lặp đoạn, đảo đoạn.
Câu 23. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn thuộc đột biến
A. lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn.          B. đảo đoạn, chuyển đoạn.
C. lặp đoạn, chuyển đoạn.                    D. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Câu 24. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  làm thay đổi nhóm gen liên kết thuộc đột biến
A. mất đoạn.         B. đảo đoạn.            C. lặp đoạn.           D.chuyển đoạn.
Câu 25. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả lớn nhất thuộc
A. mất đoạn, đảo đoạn.                         B. đảo đoạn, lặp đoạn.
C. lặp đoạn, chuyển đoạn.                    D. mất đoạn, chuyển đoạn.
Câu 26. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền là
A. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.   B. đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn.
C. lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.    D. chuyển đoạn, đảo đoạn.
Câu 27. Trong chọn giống người ta có thể chuyển gen từ loài này sang loài khác nhờ áp dụng hiện tượng
A. mất đoạn nhỏ.   B. đảo đoạn.            C. lặp đoạn.    D.chuyển đoạn nhỏ.
Câu 28. Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
A. ung thư máu.                                    B. bạch Đao.
C. máu khó đông.                                 D. hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 29. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới một
A. hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
B. số cặp nhiễm sắc thể.
C. số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
D. một, một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
Câu 30. Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là
A. thể lệch bội.      B. đa bội thể chẵn.   C. thể dị đa bội.    D.thể lưỡng bội.
Câu 31. Một phụ nữ có có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó thuộc thể
A. ba.                    B. tam bội.              C. đa bội lẻ.          D. đơn bội lệch.
Câu 32. Sự không phân ly của bộ nhiễm sắc thể  2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên
A. giao tử 2n.        B. tế bào 4n.            C. giao tử n.          D. tế bào 2n.
Câu 33. Thể đơn bội dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể trong nhân tế bào mang đặc điểm
A. mất một nhiễn sắc thể trong một cặp.
B. mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể.
C. mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ còn lại một chiếc.
D. mất một nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 34. Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội, bởi vì nó có khả năng
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn.
B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật.
C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly.
Câu 35. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
B. quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
C. sự phân ly bất thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể tại kỳ sau của quá trình phân bào.
D. thoi vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào.
Câu 36. Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì
A. chúng mẫn cảm với các yếu tố gây đột biến.
B. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa bội.
C. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể, đồng thời hệ thần kinh phát triển.
D. chúng thường bị chết khi đa bội hoá.
Câu 37. Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể ba kép là
A. 18.                    B. 10.                      C. 7.                      D. 12.
Câu 38. Đối với thể đa bội đặc điểm không đúng là
A. tế bào có số lượng ADN tăng gấp đôi.
B. sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.
C. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
D. không có khả năng sinh sản.
Câu 39. Thể đa bội được hình thành do trong phân bào
A. một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
B. tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
C. một cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
D. một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
Câu 40. Sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n của loài tạo thể
A. tam nhiễm.        B. tam bội.              C. ba nhiễm kép.   D.tam  nhiễm kép.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét